Đặt lò vi sóng ở nơi quá chật hẹp
Nên đặt lò vi sóng ở nơi khô ráo, thoáng mát, xa nguồn nhiệt
Lò vi sóng có thể tạo ra nhiệt lượng rất lớn nên bạn cần cho nó một không gian đủ rộng để tản nhiệt. Nên đặt lò vi sóng cách xa tường khoảng 10 - 15 cm mỗi bên và cách mặt đất nhiều hơn 80 cm.
Mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng
Tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng khi đang sử dụng
Lò vi sóng sử dụng vi sóng để làm nóng thức ăn. Nếu cửa lò không đóng kín khi đang hoạt động thì vi sóng sẽ phát tán nhiều ra bên ngoài, nếu thường xuyên thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Hơn nữa, khi đang nấu thức ăn, nếu mở cửa lò đột ngột, thức ăn có thể bắn vào người và gây bỏng. Trường hợp xảy ra cháy nổ trong lò, bạn cũng không nên mở cửa lò vi sóng ngay mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
Cho các thực phẩm “cấm kị” vào lò vi sóng
Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể hâm nóng bằng lò vi sóng. Ví dụ, khi bạn luộc trứng trong lò vi sóng, áp suất bên trong quả trứng quá cao sẽ khiến trứng bị nổ, ảnh hưởng tới lò.
Bên cạnh đó, tấm kính của lò có thể bị nứt và vỡ khi bạn đun nước bên trong lò và nước sôi bắn vào kính, gây nguy hiểm. Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm khác như trái cây, sườn, động vật vỏ cứng,… cũng không nên dùng cho lò vi sóng bởi sẽ làm biến đổi mùi vị và chất dinh dưỡng của thức ăn.
Đựng thực phẩm bằng đồ nhựa
Tuyệt đối không cho đồ nhựa vào lò vi sóng
Một sai lầm rất nguy hiểm nhiều người vẫn mắc phải là để thực phẩm vào hộp nhựa hoặc thực phẩm chưa bóc màng bọc nilon vào lò vi sóng.
Ở nhiệt độ cao, các chất hóa học trong nhựa, màng bọc sẽ chảy ra và ngấm vào thức ăn gây ảnh hưởng lớn tới hoóc-môn, hệ miễn dịch gây ra một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp…
Để đảm bảo an toàn, thủy tin h, sành sứ cao cấp là phương án tốt nhất khi bạn muốn hâm nóng hoặc làm chín thức ăn bằng lò vi sóng. Những chất liệu này chịu được nhiệt độ cao mà không gây hại và làm mất mùi vị của thực phẩm.