Những sự cố hàng không kỳ quặc

GD&TĐ - Ngày 25/5/2000, chuyến bay 812 của Hãng Hàng không Philippines với 278 hành khách và 13 thành viên đội bay xuất phát từ thành phố Davao thẳng hướng tới Manila thì bị cướp máy bay bởi một không tặc “theo phong cách” D.B. Cooper. 

Những sự cố hàng không kỳ quặc

Chuyến bay 812 của Hãng Hàng không Philippines

Trang bị bằng một khẩu súng và một trái lựu đạn, tên cướp máy bay, sau này được xác định là Augusto Lakandula, đã yêu cầu các phi công trở lại Davao. Sau khi được trả lời rằng chiếc máy bay không có đủ nhiên liệu để quay lại Davao, tên không tặc đã ra lệnh cho các phi công hạ thấp độ cao để hắn có thể nhảy dù xuống.

Trước khi nhảy dù, hắn cướp tiền của hành khách và yêu cầu các phi công hướng dẫn cách sử dụng chiếc dù do... chính tay hắn làm. Một trong các phi công đã nhận thấy chiếc dù chất lượng kém của hắn thiếu một dây chằng và đã nhanh chóng gắn vào đó một sợi dây buộc rèm. Các phi công giải nén cabin và mở cửa sau để một thành viên đoàn bay ẩn Lakandula ra ngoài. Tên không tặc để lại khẩu súng và một chiếc giày trên máy bay.

Lakandula không sống sót sau khi nhảy dù. Thi thể hắn được tìm thấy ở một cánh rừng, tuy nhiên, số tiền cướp được đã biến mất. Người ta cho rằng chiếc dù chất lượng kém của hắn lúc đầu có hoạt động, nhưng sau đã bị hỏng khiến Lakandula rơi thẳng xuống đất.

Chuyến bay 009 của Hãng Hàng không Anh

Ngày 24/6/1982, chuyến bay số 009 của Hãng Hàng không Anh đang trên đường bay từ Kuala Lumpur tới Perth thì hỏng cả 4 động cơ ở vị trí Java, Indonesia. Trước khi hỏng động cơ, cơ trưởng Eric Moody đã nhận thấy khói bốc lên từ sàn máy bay cùng một thứ mùi khó chịu và ánh sáng mờ mờ được gọi là “ngọn lửa của thánh Elmo”.

“Ngọn lửa của thánh Elmo” có nguyên nhân do sự hình thành của tĩnh điện trên kính chắn gió máy bay. Đồng thời phi hành đoàn nhận thấy mặt trước của động cơ máy bay đang phát sáng như đốt lửa bên trong. Chiếc máy bay bắt đầu hỏng từng động cơ, cho đến khi nó trở thành một chiếc… “tàu lượn” khổng lồ với 247 hành khách.

Moody đành phải thông báo với hành khách rằng cả 4 động cơ đã dừng hoạt động và hy vọng mọi người sẽ bình tĩnh trong lúc ông và các phi công nỗ lực hết mình để khởi động lại động cơ. Sau 15 phút, các phi công đã khởi động lại động cơ và nhanh chóng thực hiện chuyến bay về Jakarta.

Các cuộc điều tra cho thấy động cơ máy bay đã hư hỏng vì bị tắc do tro núi lửa từ vụ phun trào núi lửa Galunggung. Các phi công chỉ có thể khởi động lại được động cơ sau khi tro đã cứng lại và vỡ vụn.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ