Những ngày này, họ đang gấp rút hoàn thiện mô hình sản phẩm của mình để tranh tài ở vòng chung kết toàn quốc diễn ra vào tháng 11 này…
Với thiết kế "Máy CNC mini" (máy công cụ mini), nhóm XNH gồm: Lê Thái Xương, Vương Minh Ngọc và Nguyễn Quốc Hiếu- SV năm 4 khoa Điện tử viễn thông, Trung tâm Xuất sắc Trường ĐHBK- đã chinh phục BGK cuộc thi bởi ý tưởng sáng tạo có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Nhóm trưởng Lê Thái Xương chia sẻ: "Là SV khoa Điện tử viễn thông, khi thực hiện việc thiết kế hay ủi vi mạch điều khiển, chúng em gặp không ít khó khăn. Chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng, thiếu kiên nhẫn và sự tỉ mỉ là bao nhiêu công sức sẽ đi tong, phải bắt đầu làm lại.
Với các bạn SV khoa kiến trúc thường xuyên vẽ đồ án, chỉ cần sai một chút buộc phải tẩy xóa để vẽ lại, tốn rất nhiều thời gian. Xuất phát từ điều này, chúng em nghĩ đến việc chế tạo ra một máy công cụ mini có thể vẽ trực tiếp trên bất kỳ chất liệu nào nhằm phục vụ việc học tập của SV được thuận tiện, tiết kiệm thời gian hơn…".
Để thực hiện ý tưởng này, cả nhóm đi khảo sát thị trường, nhận thấy có một kiểu máy CNC công cụ thực hiện trên 3D nhưng giá thành rất đắt (ít nhất 30 triệu đồng), SV khó có thể mua được.
Sau một thời gian nghiên cứu, Xương, Ngọc, Hiếu quyết định chế tạo ra máy công cụ mini thực hiện trên 2D với giá thành vừa phải, SV có thể góp tiền mua chung để sử dụng.
Trong nhóm, Xương có ưu điểm vượt trội về lập trình phần mềm, Ngọc và Hiếu có năng khiếu về... cơ khí, dù không qua trường lớp đào tạo. Vì thế Xương đảm nhận phần làm lập trình phần mềm, Ngọc và Hiếu đảm nhận phần cơ khí chế tạo máy…
Sau 1 tháng, mô hình sản phẩm thiết kế của nhóm XNH đã hoàn thành với giá thành phẩm chỉ có 2,5 triệu đồng, rẻ hơn nhiều lần so với máy công cụ 3D ở thị trường. Sản phẩm đạt giải nhì và được Công ty VNELEK đánh tiếng sẽ mua toàn bộ sản phẩm…
Lĩnh tâm sự: "Nước ta có bờ biển dài và hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đọc báo, nghe đài..., chúng em được biết, có nhiều vụ tai nạn trên biển, trên sông nhưng do phương tiện cứu hộ không kịp có mặt ở nơi xảy ra tai nạn để cứu hộ, dẫn đến người gặp nạn tử vong.
Thực tế, phương tiện cứu hộ ở nước ta chưa được hiện đại. Vì vậy, chúng em nghĩ đến việc phải có một phương tiện hiện đại, kịp thời có mặt vào thời khắc quan trọng để thả phao cứu hộ cho người gặp nạn trong khi chờ tàu và lực lượng cứu hộ đến. Và thiết bị bay cứu Quad-Copter là điều chúng em nghĩ đến".
Nhóm cho biết, máy bay mini không có người lái không phải là ý tưởng mới, nó được hình thành trên ý tưởng của một nhóm SV người Mỹ.
Dù đoạt giải ba nhưng sản phẩm "Thiết bị bay cứu hộ Quad-Copter" của Nhóm Passion gồm: Trương Hoàng Lĩnh, Lê Quang Hòa và Võ Quang Tuyến- SV năm thứ 5 khoa Điện tử Viễn thông Trung tâm Xuất sắc ĐHBK- để lại ấn tượng mạnh với cả BGK và các nhóm dự thi khác.
"Thủ lĩnh" nhóm Trương Hoàng Lĩnh cho biết, ý tưởng đầu tiên của nhóm là muốn thiết kế sản phẩm thiết bị bay có chức năng giám sát cháy rừng. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn, cả nhóm quyết định chuyển thành thiết bị bay cứu hộ Quad-Copter.
Tuy nhiên, ý tưởng đó chỉ dừng lại ở máy bay đồ chơi. Khi bắt tay vào làm, phần thiết kế máy bay mini không khó, nhưng phần robot gắn dưới thiết bị bay có nhiệm vụ cắp phao để thả cho người gặp nạn trên biển là khó nhất.
Theo đó, thiết bị bay cứu hộ Quad-Copter phải có công suất tải được 2kg phao cứu hộ. Khó khăn và đầu tư nhiều thời gian nhất là thiết kế, lập trình phần mềm điều khiển thiết bị bay chở phao cứu hộ trong mọi điều kiện môi trường thời tiết.
Trong khi thực hiện, nhóm đã phải nhiều lần thay đổi linh kiện, thậm chí phải đặt mua tại Hồng Kông và Mỹ nên chi phí sau khi thành phẩm cao hơn dự tính ban đầu (khoảng 8 triệu đồng).
Cả nhóm đang hoàn thiện mô hình sản phẩm này để dự thi chung kết, đồng thời đây cũng là đồ án tốt nghiệp của nhóm. Theo đó, sau khi hoàn thiện, giá trị thành phẩm chỉ còn khoảng 5-6 triệu đồng.