Những sai lầm tai hại khi sử dụng điều hòa nhiệt độ

Nhiều thói quen của người dùng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ trong mùa hè nóng bức có thể khiến hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình tăng vọt.

Những sai lầm tai hại khi sử dụng điều hòa nhiệt độ

Mua điều hòa cũ cho tiết kiệm

Để tiết kiệm số tiền phải chi ra ban đầu, nhiều gia đình tìm đến giải pháp mua điều hòa nhiệt độ cũ.

Tuy nhiên, nếu chẳng may mua phải một chiếc điều hòa quá cũ thì số tiền mà bạn phải chi trả trong quá trình sử dụng có thể còn nhiều hơn cả chi phí ban đầu bỏ ra.

Nguyên nhân là do hiệu suất làm mát của máy cũ không cao do động cơ yếu, không đạt độ mát như mong muốn khiến lượng điện năng hao tốn nhiều hơn.

Ngoài ra, chi phí khi sử dụng các mẫu điều hòa cũ như vệ sinh, bơm ga hay thay thế linh kiện cũng đắt đỏ hơn.

Không để ý đến vị trí lắp điều hòa

Nếu cho rằng phải lắp điều hòa ở vị trí nóng nhất phòng để nhanh chóng giảm nhiệt thì đó hoàn toàn là một sai lầm. Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc lắp điều hòa nhiệt độ ở những vị trí góc tường nóng hay nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến điều hòa nhiệt độ phải làm việc liên tục khiến tiêu tốn điện năng hơn và có thể dẫn đến quá tải.

Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng.

Bằng cách này, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh rồi mới từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.

Chỉ tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa

Một thói quen mà hầu hết người dùng Việt đều mắc phải đó là chỉ tắt điều hòa bằng nút "Off" trên điều khiển từ xa. Thực tế, khi tắt bằng điều khiển từ xa, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định.

Do đó, sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt, hãy ngắt cả điện từ công tắc nguồn vào máy để tiết kiệm, đồng thời phòng tránh các trường hợp chập điện, gây hư hỏng cho máy.

Tăng/giảm nhiệt độ liên tục

Nhiều người có thói quen tăng/giảm nhiệt độ hoặc bật/tắt điều hòa liên tục. Thói quen này không tốt khi sử dụng điều hòa nhiệt độ và khiến tiêu tốn điện năng hơn.

Việc thay đổi nhiệt độ hay bật/tắt sẽ buộc điều hòa nhiệt độ vận hành lại từ đầu để đạt đến mức nhiệt bạn yêu cầu.

Ngoài ra, thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến giảm độ bền của máy. Theo lời khuyên, người dùng nên bật/tắt trước khi ra ngoài khoảng 30 phút.

Tắt máy khi phòng đã đủ lạnh

Nhiều người cho rằng, khi phòng đã đủ lạnh, việc tắt điều hòa sẽ tiết kiệm điện và giảm tải cho điều hòa. Vì vậy, nhiều người thường tắt điều hòa khi đủ mát và lại bật lên khi nhiệt độ phòng tăng. Thậm chí, nhiều người có thói quen bật/tắt liên lục với mong muốn tiết kệm điện.

Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Nhất là đối với các máy điều hòa biến tần Inverter bởi khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu.

Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được. Thêm đó, thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền.

Tốt nhất, nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy lạnh. Chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa nhiệt độ phòng máy lạnh và nhiệt độ bên ngoài là khoảng 5 – 7 độ C. Ngoài ra, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút.

Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng. Ngoài ra, việc ngắt điện vào máy còn để phòng tránh các trường hợp chập điện, gây hư hỏng cho máy.

Đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa nhiệt độ

Do tâm lý sợ tốn điện nên đa số người dùng thường đóng kín cửa để tránh mất nhiệt. Tuy nhiên, không khí trong phòng kín có thể trở nên độc hại hơn rất nhiều so với không khí ngoài trời và dễ sản sinh nhiều vi khuẩn gây hại khi không được trao đổi khí thường xuyên.

Lời khuyên là không nên đóng kín hoàn toàn cửa phòng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ bởi không khí trong phòng cần được điều hòa trao đổi để tránh ô nhiễm.

Tốt nhất khoảng 30 phút – 1 tiếng nên hé mở cửa phòng để bên trong có thể trao đổi không khí với bên ngoài. Thêm đó, cũng nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm máy lạnh có chức năng lọc khí để lọc bớt bụi bẩn và vi khuẩn.

Để nhiệt độ quá thấp

Rất nhiều người dùng điều hòa nhiệt độ nghĩ rằng chọn mức nhiệt độ thấp hơn sẽ làm điều hòa tăng công suất và phòng mát nhanh hơn. Thế nhưng điều này chưa hẳn đúng bởi dù bạn chọn nhiệt độ 25 độ C hay 16 độ C thì vẫn không thể thay đổi nhiệt độ thực tế trong phòng.

Hơn nữa, khi chọn nhiệt độ quá thấp, máy sẽ phải làm việc liên tục, dẫn đến tăng điện năng sử dụng và giảm tuổi thọ của máy lạnh.

Thậm chí, kể cả với các mẫu điều hòa Inverter thì cách làm này chỉ đúng trong một giới hạn nhỏ, máy chỉ có thể giảm công suất chứ không thể tăng công suất vượt mức giới hạn của nó.

Không vệ sinh điều hòa nhiệt độ

Việc duy trì ổn định về nhiệt độ tốt nhất của điều hòa nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào độ thông thoáng, sạch sẽ của cả dàn nóng và dàn lạnh.

Đặc biệt là bộ lọc khí của dàn lạnh. Nếu bụi bẩn bám vào, khả năng làm mát của điều hòa sẽ giảm đi và tiêu tốn điện năng hơn để làm mát đến mức nhiệt yêu cầu.

Vì vậy, để đảm bảo điều hòa có thể cung cấp đủ không khí lạnh, cần thường xuyên làm thông thoáng dàn nóng và dàn lạnh không để bụi bẩn bám vào.

Đối với các loại điều hòa mới thường không gặp phải tình trạng này. Nhưng các loại điều hòa nhiệt độ cũ (sử dụng khoảng 2 năm) mà không được vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa cẩn thận sẽ rất bẩn.

Mảng bám, bụi bẩn, mạng nhện sẽ tạo ra một lớp bám dính. Nếu tình trạng này xảy ra ở lưới lọc của dàn lạnh sẽ khiến điều hòa không thể thổi hơi lạnh ra phòng.

Còn ở dàn nóng dễ dẫn đến tình trạng tắc, không thông thoáng cho dàn nóng tỏa nhiệt khi điều hòa hoạt động.

Để điều hòa chạy liên tục

Trong những ngày nắng nóng, nhiều nhà thường để điều hòa chạy liên tục. Tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng vọt. Nếu bạn đi ra ngoài lâu, nên tắt điều hòa để tiết kiêm điện năng.

Thêm đó, cũng nên sử dụng nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa. Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào lúc khuya khi bạn đã ngủ. Như vậy, nó sẽ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, lại vừa tiết kiệm điện.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng chế độ ngủ đêm được bổ sung ở một số mẫu điều hòa mới hiện nay. Chế độ này hỗ trợ tăng dần nhiệt độ (thường mỗi giờ máy sẽ tăng 0.5 độ và tối đa là 2 độ C) để tránh cho người dùng tỉnh giấc về đêm do cảm thấy lạnh.

Khi máy tăng nhiệt độ cũng đồng nghĩa với công suất hoạt động giảm và tiết kiệm điện hơn.

Theo ICT News

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.