Những phát hiện khoa học tình cờ nhưng quan trọng

Những phát hiện khoa học tình cờ nhưng quan trọng
 
Virus sốt xuất huyết truyền qua đường tình dục, theo dõi dòng hải lưu nhờ vịt đồ chơi... là phát kiến được tìm ra qua thí nghiệm tình cờ đến bất ngờ.
Khoa học luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Để có được những thí nghiệm, phát minh thành công nhờ phần nhiều vào sự miệt mài, kiên trì nghiên cứu của các nhà khoa học, nhưng đôi khi nó cũng cần có chút may mắn.
Những phát hiện dưới đây hầu hết được tìm ra bởi sự may mắn và "tình cờ đến bất ngờ". Cùng điểm lại một vài trường hợp như vậy qua tổng hợp của trang Listverse dưới đây.
1. Virus sốt xuất huyết truyền qua đường tình dục
Nếu bạn muốn tìm ra cách khác nhau mà một căn bệnh có thể được truyền đi, bạn không thể thiết kế một thí nghiệm chính xác để kiểm tra nó. Và ý tưởng làm cho người bị nhiễm bệnh có mục đích là trái với đạo đức, nên không ngạc nhiên khi biết được trường hợp đầu tiên nghiên cứu.
Năm 2008, các nhà khoa học đã ghi nhận trường hợp đầu tiên về sự lây nhiễm virus sốt xuất huyết qua đường quan hệ tình dục chứ không phải do muỗi đốt. Đó là trường hợp của nhà sinh vật học Brian Foy bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết khi làm việc tại cánh đồng ở Senegal. Nhưng khi trở về, vợ ông cũng được phát hiện có triệu chứng nhiễm bệnh sốt xuất huyết trong khi các con của ông thì không hề bị.
Thời gian này, bà cũng không hề rời khỏi khu vực sinh sống và loài muỗi truyền bệnh cho ông Foy không hiện diện ở đó. Một chuyên gia y khoa đã tìm hiểu và kết luận, Foy bị nhiễm bệnh hiếm có tên gọi là Zika và thường bị nhầm lẫn với sốt xuất huyết.
Virus Zika thuộc họ virus Flaviviridae và tương tự virus gây bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da. Nó lây truyền nhờ vào 3 loài muỗi Aedes phổ biến ở Senegal nhưng không có mặt tại Colorado nơi vợ Brian sống.
Với hàng loạt các xét nghiệm, các nhà khoa học đưa ra lời giải thích, virus này đã được truyền qua bằng đường tình dục khi ông Foy trở về từ chuyến đi của mình.
2. Theo dõi dòng hải lưu nhờ vịt đồ chơi
 
Với các nhà khoa học, công việc theo dõi dòng hải lưu gặp khá nhiều khó khăn bởi đại dương vô cùng rộng lớn. Hầu hết những thiết bị theo dõi, đo đạc được sử dụng đều bị mất tích trên biển.
Vào năm 1992, một vụ tai nạn xảy ra trên biển Thái Bình Dương khiến container chứa khoảng 29.000 đồ chơi nhựa có thể nổi trên nước, được dùng trong phòng tắm như ếch xanh, hải ly đỏ, vịt vàng... rơi xuống biển.
Khi đồ chơi tràn ra mặt đại dương, mỗi chú lại trôi dạt và kết thúc chuyến "hải trình" của mình ở những địa điểm khác nhau. “Những người bạn nổi thân thiện” này trôi dạt đến tận Hawaii và Alaska, một số thì đi về phía Bắc và tới Bắc Cực, dừng lại ở Scotland...
Tuy nhiên, chính sự trôi dạt tình cờ này của những chú vịt, ếch... mà các nhà hải dương học đã có thể tính được thời gian mà các mạch của dòng chảy đại dương cần để hoàn thành một vòng tuần hoàn.
3. Chất hút ẩm
 
Một trong những tiêu chí quan trọng được quản lý chặt chẽ trong việc sản xuất thuốc y tế và thiết bị điện tử là phải giữ mọi thứ được hoàn toàn khô ráo. Tuy nhiên ít ai biết rằng, chất hút ẩm này từng khiến cho các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Uppsala (Thụy Điển) phải suy nghĩ nát óc.
Mặc dù đã tiến hành nhiều thí nghiệm nhưng kết quả mà các nhà khoa học thu được vẫn bằng 0. Thật tình cờ, trong một lần bỏ quên không dọn dẹp phòng thí nghiệm trong 2 ngày cuối tuần, vào thứ 2, các nhà nghiên cứu đã vui mừng khi phát hiện ra một loại gel được hình thành và chứa nguyên tố vật chất mà trước đây họ luôn đi tìm.
Nguyên tố này không chỉ hấp thụ nước với mức độ điên cuồng (1g duy nhất có thể dùng cho một diện tích bề mặt là 800 m2), mà còn tốn ít năng lượng để sản xuất. Sau một năm thử nghiệm, họ đã có thể tinh chỉnh quá trình này và đưa vào những ứng dụng thương mại đáng kể.
4. Thời kỳ phát triển của tế bào chất béo
 
Một nhóm các nhà khoa học đang cố gắng để tìm hiểu làm thế nào con người có thể nhanh chóng tăng hoặc giảm các tế bào mỡ trong cơ thể. Các nghiên cứu trước đây cho rằng, khi trọng lượng thay đổi, chúng ta không thay đổi số lượng các tế bào chất béo, nó chỉ vơi đi hoặc được làm đầy với khối lượng mỡ khác nhau.
Câu hỏi được đặt ra là, liệu cơ thể chúng ta có thể tạo ra những tế bào khác thay thế tế bào chất béo đã chết hay giữ nguyên chúng mãi mãi.
Vì lý do đạo đức, các nhà khoa học không thể thực hiện tiến hành thí nghiệm trên con người. Nhưng dựa vào những thực phẩm, số lượng người phải chịu nhiễm phóng xạ trong suốt các vụ thử hạt nhân thập niên 1950 của Mỹ và Liên Xô mà các nhà khoa học đã có thể nghiên cứu sâu hơn vấn đề này.
Bằng cách so sánh mẫu tế bào chất béo của những người trước khi bị nhiễm phóng xạ và sau khi bị nhiễm phóng xạ, các nhà nghiên cứu có thể tính toán tuổi thọ trung bình của tế bào đó. Điều thú vị là số lượng tế bào chất béo tăng nhanh trong tuổi trưởng thành và mức độ này duy trì trong suốt quá trình phát triển.
Theo PLXH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ