Những phản lực chiến đấu đang "làm mưa làm gió" trên thế giới

F-16 Fighting Falcon; F/A-18 Hornet/Super Hornet hay Su-27 Flanker là 3 mẫu máy bay phản lực chiến đấu được sử dụng nhiều nhất thế giới trong năm 2015.

Những phản lực chiến đấu đang "làm mưa làm gió" trên thế giới
Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

Theo đánh giá của tạp chí Flightglobal, Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu đa nhiệm phổ dụng nhất của phương Tây với hơn 4.540 chiếc được chế tạo và 2.691 chiếc đang hoạt động. Tải trọng nhẹ, khả năng cơ động cao cùng tốc độ lớn giúp F-16 được ưa chuộng. Hiện tại, quân đội Mỹ ngừng mua F-16 nhưng nó vẫn được sản xuất để xuất khẩu.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

F-16 là mẫu chiến đấu cơ một ghế lái, một động cơ, có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa đạt 19.200 kg. Nó có khả năng bay với vận tốc tối đa lên tới 2.100 km/h ở độ cao lớn. Trần bay của nó đạt 15.200 m với tốc độ lên cao đạt tới 254 m/s.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

Ngoài một súng 6 nòng trong thân, F-16 có thể mang nhiều loại tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ trên 11 giá treo ở cánh và bụng. Thậm chí, nó có khả năng ném bom hạt nhân B61 và B83 do quân đội Mỹ sản xuất. Quân đội 25 quốc gia đang sử dụng loại phản lực chiến đấu này.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

Phản lực chiến đấu Boeing F/A-18 Hornet và các biến thể là mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm phổ dụng của Mỹ. Hiện tại, chúng là vũ khí chính trong biên chế chiến đấu của các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. F/A-18 có khả năng đảm nhiệm tất cả nhiệm vụ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. 1.575 mẫu máy bay loại này đang được sử dụng.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

F/A-18 Hornet và Super Hornet đều là phản lực chiến đấu đa nhiệm siêu thanh hai động cơ, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm. Ngoài khả năng hoạt động trên tàu sân bay, chúng có thể cất và hạ cánh như các chiến đấu cơ bình thường với đường băng trên mặt đất. F/A-18 các biến thể được không quân nhiều quốc gia sử dụng.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

Một chiếc F/A-18 phiên bản C/D có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa đạt 23.500 tấn. Vận tốc tối đa của chúng đạt 1.900 km/h ở độ cao 12.200 m. Trần bay tối đa là 15.200 m trong khi tốc độ lên cao đạt 254 m/s. Ngoài một súng 6 nòng liền thân, F/A-18 C/D có khả năng mang các loại tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ trên 9 giá treo nằm dưới cánh và thân máy bay. Phi cơ này cũng có khả năng ném bom hạt nhân B61.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

Sukhoi Su-27 là phản lực chiến đấu hai động cơ có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Su-27 là đối trọng với các loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 của Mỹ nhờ phạm vi hoạt động lớn cùng khả năng vũ trang hạng nặng và tính cơ động cao. Nó ra đời nhằm mục tiêu chiếm ưu thế trên không nhưng cũng có thể đảm trách hầu hết nhiệm vụ chiến đấu. 874 chiếc Su-27 đang hoạt động. Riêng Nga có 326 chiến đấu cơ loại này.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới

Khả năng cơ động của Su-27 khiến NATO gọi nó là Flanker – kẻ tấn công sườn. Thành công của Su-27 giúp nó trở thành nguyên mẫu của Su-30, Su-33 Flanker-D. Thậm chí, Su-34 Fullback và Su-35 Flanker-E cũng được thiết kế dựa vào thành tựu công nghệ của Su-27.

Những phản lực chiến đấu đang thịnh hành nhất thế giới
Su-27 có khả năng cất cánh với tải trọng tối đa đạt 30.400 kg. Hai động cơ phản lực giúp nó di chuyển với vận tối 2.500 km/h ở độ cao lớn. Trần bay của Su-27 đạt 19.000 m trong khi vận tốc lên cao của nó đạt 300 m/s. Ngoài một pháo liền thân cỡ nòng 30 mm, Su-27 có khả năng mang theo các loại tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ trên 10 giá treo dưới cánh và thân. 
Theo news.zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.