Mặt khác do tính chất đặc thù của tiết là tính thực tiễn, nên còn bao hàm cả nội dung phản ánh thực tiễn nhà trường, đó là thi đua học tập và rèn luyện của tập thể học sinh.
Với quan niệm như trên, thầy Lê Đình Thắng (Trường THPT Triệu Sơn 2 – Thanh Hóa) đã chia sẻ những nội dung cần thiết phải có trong tiết chào cờ đầu tuần.
Đánh giá kết quả thi đua
Đánh giá kết quả thi đua sau một tuần hay sau đợt thi đua của toàn trường, của tập thể lớp hay của từng cá nhân học sinh là một trong những nội dung cơ bản của tiết chào cờ cho dù đó là tiết đầu hay cuối tháng.
Những nỗ lực phấn đấu thành tích đạt được, những tồn tại của tập thể hay cá nhân bao giờ cũng phải được công khai kịp thời thì mới có tác dụng động viên, khích lệ học sinh.
Điều đó thể hiện tính dân chủ trong giáo dục học sinh. Kết quả thi đua phản ánh ở nhiều mặt khác nhau: Học tập, lao động, ý thức kỷ luật…
Kết quả thi đua được tổng hợp cụ thể được trình bày rõ ràng trước toàn trường. Muốn cho thông tin về thi đua được khúc triết, cụ thể để lại cho học sinh những tình cảm và thái độ tích cực thì phải xác định được những tiến bộ rõ rệt.
Trên cơ sở đó học sinh mới nhận thức được tập thể lớp mình tuần qua, tháng qua có những chuyển biến về mặt nào, mặt nào cần khắc phục.
Thông tin về vấn đề thời sự
Nội dung tiếp theo là thông tin về những sự kiện chính trị xã hội diễn ra trong tuần, trong tháng có liên quan trực tiếp đến chủ điểm giáo dục tháng.
Hiện nay, có biết bao nhiêu sự kiện sự việc diễn ra hàng ngày hàng giờ. Những luồng thông tin đa chiều, luôn được xuất hiện và đưa vào nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
Với mỗi chủ điểm tháng, bên cạnh những nội dung hoạt động đã được đưa vào kế hoạch, không thể không bổ sung những sự kiện mới những thông tin mới nhằm giúp học sinh có thêm hiểu biết về xã hội, con người.
Việc cung cấp cho học sinh những thông tin mới sẽ là cho chủ điểm thêm phong phú cả về nội dung và hình thực hoạt động, đồng thời có tác dụng về giáo dục tư tưởng chính trị giúp củng cố và hình thành niềm tin ở học sinh.
Chủ điểm giáo dục thường gắn với một ngày kỉ niệm hay một ngày lễ của dân tộc. Thực tế những ngày kỉ niệm hay ngày lễ đó đã trở thành truyền thống của toàn xã hội.
Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tập thể để hòa vào khí thế chung của toàn xã hội. Trong nhiều dạng hoạt động khác nhau thì tiết chào cờ đầu tuần là dạng hoạt động để học sinh có điều kiện nhớ về truyền thống của dân tộc mà quyết tâm phấn đấu rèn luyện để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Mặt khác, đôi khi có những yêu cầu mới, đột xuất đối với nhà trường như hưởng ứng tháng an toàn giao thông, ủng hộ bạn nghèo gặp hoạn nạn… thì lúc đó tiết chào cờ cũng phải chuyển đến học sinh những yêu cầu cấp bách này.
Đó chính là nội dung nhân văn mà nhà trường có nhiệm vụ đưa vào như là nội dung mang tính thời đại.
Đưa ra những vấn đề cấp thiết
Đưa ra những vấn đề cấp thiết hiện nay mà nhân loại đang quan tâm cũng được coi là nội dung của tiết chào cờ.
Các vấn đề đó là: Bảo vệ môi trường, dân số kế hoạch hóa gia đình, an toàn giao thông, dịch bệnh, cháy nổ… Các vấn đề trên cần được lựa chọn nội dung hình thức tính toán phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học, tránh ôm đồm, gây quá tải đối với học sinh…
Tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí
Tổ chức những hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, hội vui học tập là những nội dung không kém phần quan trọng có tính chất giáo dục khích lệ động viên học sinh .
Với những hình thức, thể loại khác nhau các hoạt động trên đem lại cho học sinh niềm hững thú, những tiếng cười sảng khoái, chính điều đó tạo ra tâm thế phấn khởi , tâm lý sẵn sàng cho một tuần học tập và rèn luyện ở học sinh.
Thầy Thắng nhấn mạnh: Trên đây là những nội dung không thể thiếu trong tiết chào cờ ở nhà trường. Vấn đề là ở chỗ phải biết lựa chọn nhũng nội dung phù hợp vừa sức, có khả năng lôi cuốn được học sinh toàn trường. Chỉ như vậy mới có tác dụng khích lệ, gây khí thế mới trong hoạt động toàn diện của học sinh hàng tuần.