Những nghi vấn trong sự kiện Trân Châu Cảng

GD&TĐ -  Trong những năm dẫn tới sự bùng nổ Đại chiến Thế giới II, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt đã đảm bảo với công chúng Mỹ rằng “con cái của các bạn sẽ không bị gửi tới bất kỳ một cuộc chiến nào ở nước ngoài”.

Những nghi vấn trong sự kiện Trân Châu Cảng

Lời hứa khó khăn của Roosevelt

 Ông thậm chí còn nhắc đến một chiến dịch hồi năm 1940, trong đó công dân Mỹ có thể “điểm mặt chỉ tên” việc đưa quân sang châu Âu là một “bất công có chủ ý”. Những cam kết này của ông có thể coi như một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất để ông chiến thắng trong cuộc bầu cử đó.

Liệu lời cam kết của Roosevelt là chân thật và ông đã không thể giữ lời do hoàn cảnh thay đổi, hay đó là một lời nói dối nhuần nhuyễn của một chính trị gia dày dặn kinh nghiệm và Roosevelt luôn biết rằng nước Mỹ rồi cũng sẽ tham gia trận chiến? Đây luôn là câu hỏi cho những người nghiên cứu giai đoạn lịch sử này.

Thực tế, nhiều lý thuyết cho rằng, Roosevelt luôn muốn nước Mỹ tham gia chiến tranh, cho dù mục đích của mong muốn này là phần thưởng kinh tế cho quân đội Mỹ, hay là ảnh hưởng của Mỹ đối với châu Âu khi chiến tranh kết thúc. Tất nhiên, nhiều nhà nghiên cứu theo thuyết âm mưu sẽ nói rằng, chính ông đã lập kế hoạch cho tất cả. Mặc dù Roosevelt được cho là người đã chuẩn bị cho việc đưa nước Mỹ sang đất châu Âu đang bị xé nát bởi chiến tranh, nhưng ông là người duy nhất được người Mỹ bầu làm Tổng thống hơn 2 nhiệm kỳ.

Mật mã Winds

Mặc dù đây là một lời khẳng định được biết đến rộng rãi, “mật mã Winds” được cho là thông tin tuyệt mật, được “cải trang” dưới dạng các bản tin thời tiết, được người Nhật sử dụng để thông báo các kế hoạch tác chiến trong quân đội của nước này. Các thông tin này bao gồm cả các tiêu chí nhận diện mục tiêu và thời điểm tấn công. Hầu hết các nhà sử học chính thống đều bác bỏ khẳng định này.

Theo những người tin rằng các báo cáo về mật mã bí hiểm này là nguyên bản, thì câu “Phía Tây lặng gió” có nghĩa là Nhật sẽ tấn công Anh (mặc dù phần lớn thuộc địa nước Anh nằm về phía Đông), còn câu “Miền Nam lộng gió, nhiều mây” ám chỉ một cuộc tấn công vào Liên Xô. Nếu câu dự báo là “Phía Đông mưa gió”, nghĩa là cuộc tấn công sẽ nhằm vào nước Mỹ.

Theo cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ về cuộc tấn công Trân Châu Cảng, các chỉ số mà “bản dự báo thời tiết” ngày 3/12/1941 có thể được dịch ra là người Nhật đang có kế hoạch tấn công nước Mỹ và Anh. Tuy nhiên, các thông tin này đã biến mất khỏi hồ sơ chính thức của Hải quân Mỹ và không thể khẳng định được thực hư giả thuyết này.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?