Những nghi lễ trưởng thành đáng sợ

Cuộc thi nhảy bò, nghi lễ mài răng, nhảy bungee trên mặt đất, để kiến độc cắn tới tê dại tay... là những nghi lễ trưởng thành kỳ dị và có phần đáng sợ vẫn tồn tại.

Những nghi lễ trưởng thành đáng sợ
Tục Iria của người Okrika (Nigeria): Khi tới tuổi trưởng thành, các cô gái của tộc Okrika, Nigeria, sẽ được đưa vào “phòng vỗ béo” trong khoảng 5 tuần. Họ bị ép ăn những đồ giàu đạm như sữa dê để cơ thể nảy nở. Người Okrika cungxtin rằng những thiếu nữ đang qua giai đoạn trưởng thành có mối liên hệ với thần nước và phải rũ bỏ trước khi về nhà chồng. Để đạt được điều đó, vào bình minh các cô gái phải tụ tập lại và hát những bài ca đuổi những linh hồn đi. Và vào ngày cuối cùng của nghi lễ, các cô gái sẽ ra sông một lần nữa. Người ta cho rằng lúc này các linh hồn sẽ cố bắt các cô. Để ngăn chặn điều đó, một người đàn ông lớn tuổi trong bộ lạc sẽ dùng gậy đánh đuổi các cô gái trở về làng, tránh xa các linh hồn xấu xa.
Tục Iria của người Okrika (Nigeria): Khi tới tuổi trưởng thành, các cô gái của tộc Okrika (Nigeria) sẽ được đưa vào “phòng vỗ béo” trong khoảng 5 tuần.

Họ bị ép ăn những đồ giàu đạm như sữa dê để cơ thể nảy nở. Người Okrika cũng tin rằng những thiếu nữ đang qua giai đoạn trưởng thành có mối liên hệ với thần nước và phải rũ bỏ trước khi về nhà chồng.

Để đạt được điều đó, vào bình minh các cô gái phải tụ tập lại và hát những bài ca đuổi những linh hồn đi. Vào ngày cuối cùng của nghi lễ, các cô gái sẽ ra sông một lần nữa.

Người ta cho rằng lúc này các linh hồn sẽ cố bắt các cô. Để ngăn chặn điều đó, một người đàn ông lớn tuổi trong bộ lạc sẽ dùng gậy đánh đuổi các cô gái trở về làng, tránh xa các linh hồn xấu.
Cuộc thi nhảy bò của Hamar (Ethiopia): Trò nhảy bò là truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, từ Hy Lạp tới Ấn Độ. Trò chơi này được coi như một kỹ thuật tập luyện hoặc một động tác nhào lộn. Với người Hamar, Ethiopia, trò nhảy bò đã trở thành biểu tượng của sự trưởng thành, bằng chứng cho thấy sức mạnh và sự dẻo dai của một người đàn ông. Để chứng tỏ mình đã sẵn sàng kết hôn, các chàng trai người Hamar phải nhảy qua một con bò đực thiến 4 lần liên tiếp. Nếu thành công, chàng trai sẽ được công nhận là một người đàn ông và được phép lấy vợ.
Cuộc thi nhảy bò của Hamar (Ethiopia): Trò nhảy bò là truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, như Hy Lạp, Ấn Độ. Trò chơi này được coi như một kỹ thuật tập luyện hoặc một động tác nhào lộn.

Với người Hamar, Ethiopia, trò nhảy bò đã trở thành biểu tượng của sự trưởng thành, bằng chứng cho thấy sức mạnh và sự dẻo dai của một người đàn ông.

Để chứng tỏ mình đã sẵn sàng kết hôn, các chàng trai người Hamar phải nhảy qua một con bò đực thiến 4 lần liên tiếp. Nếu thành công, chàng trai sẽ được công nhận là một người đàn ông và được phép lấy vợ.
Nghi lễ mài răng của các cô gái tộc Mentawai (Indonesia): Chuẩn mực vẻ đẹp tại các quốc gia trên thế giới là khác nhau, đàn ông và phụ nữ thường đánh đổi nhiều thứ để đạt được và duy trì chuẩn mực đó. Với tộc Mentawai ở Indonesia, răng sắc nhọn như dao găm được coi là nét quyến rũ của một người phụ nữ. Khi các thiếu nữ trong bộ tộc đến tuổi dậy thì, răng của họ sẽ được các già làng dùng đá và dũa tạo thành dạng nhọn như răng cá mập. Răng càng nhọn thì người phụ nữ càng đẹp. Khi răng đã có một độ nhọn nhất định, họ được coi là đã trưởng thành và sẵn sàng kết hôn.
Nghi lễ mài răng của các cô gái tộc Mentawai (Indonesia): Chuẩn mực vẻ đẹp tại các quốc gia trên thế giới vốn khác nhau. Đàn ông và phụ nữ thường đánh đổi nhiều thứ để đạt được và duy trì chuẩn mực đó.

Với tộc Mentawai ở Indonesia, răng sắc nhọn như dao găm được coi là nét quyến rũ của một người phụ nữ. Khi các thiếu nữ trong bộ tộc đến tuổi dậy thì, răng của họ sẽ được các già làng dùng đá và dũa tạo thành dạng nhọn như răng cá mập.

Răng càng nhọn, người phụ nữ càng đẹp. Khi răng đã có một độ nhọn nhất định, họ được coi là đã trưởng thành và sẵn sàng kết hôn.
Nhảy bungee trên mặt đất ở Vanuatu: Những cậu bé của quốc đảo Vanuatu tập luyện cho lễ trưởng thành từ năm 7 - 8 tuổi bằng cách nhảy xuống từ các tháp nhỏ với dây quấn quanh cổ chân. Tuy nhiên, để được công nhận là một người đàn ông, họ phải nhảy xuống từ một tòa tháp cao 30 m. Nếu cú nhảy đúng như dự định, người nhảy sẽ xuống đủ gần để chạm đầu vào đất. Các dây buộc không đàn hồi nên việc tính toán sai có thể dẫn tới thương tích và nhiều trường hợp tử vong. Cú nhảy là biểu tượng cho sự trưởng thành và bằng chứng cho sự nam tính của một chàng trai.
Nhảy bungee trên mặt đất ở Vanuatu: Những cậu bé của quốc đảo Vanuatu tập luyện cho lễ trưởng thành từ năm 7-8 tuổi bằng cách nhảy xuống từ các tháp nhỏ với dây quấn quanh cổ chân.

Tuy nhiên, để được công nhận là một người đàn ông, họ phải nhảy xuống từ một tòa tháp cao 30 m. Nếu cú nhảy đúng như dự định, người nhảy sẽ xuống đủ gần để chạm đầu vào đất.

Các dây buộc không đàn hồi nên việc tính toán sai có thể dẫn tới thương tích và nhiều trường hợp tử vong. Cú nhảy là biểu tượng cho sự trưởng thành và bằng chứng cho sự nam tính của một chàng trai.
Nghi lễ Wysoccan của bộ lạc Algonquin (Canada): Khi những chàng trai thổ dân Algonquin ở Quebec đến tuổi trưởng thành, họ được đưa tới một khu vực biệt lập. Tại đây, họ được đưa vào lồng và cho hút một loại thuốc gây ảo giác cực mạnh có tên Wysoccan (mạnh gấp 100 lần ma túy giấy). Họ sẽ phải ở trong lồng 20 ngày, liên tục hút Wysoccan. Nghi lễ này được thực hiện để xóa bỏ những ký ức thơ ấu, khiến một chàng trai tiến lên và trở thành một người đàn ông. Hỗn hợp này mạnh tới mức không hiếm trường hợp đã bị ngộ độc và tử vong. Những người sống sót trải nghiệm những ảo giác cực mạnh và nhiều người bị mất trí, quên cả bản thân và cách nói chuyện. Những người vẫn còn nhớ được ký ức thơ ấu sẽ phải thực hiện nghi lễ một lần nữa.
Nghi lễ Wysoccan của bộ lạc Algonquin (Canada): Khi những chàng trai thổ dân Algonquin ở Quebec đến tuổi trưởng thành, họ được đưa tới một khu vực biệt lập.

Tại đây, họ được đưa vào lồng và cho hút một loại thuốc gây ảo giác cực mạnh có tên Wysoccan (mạnh gấp 100 lần ma túy giấy). Họ sẽ phải ở trong lồng 20 ngày, liên tục hút Wysoccan.

Nghi lễ này được thực hiện để xóa bỏ những ký ức thơ ấu, khiến một chàng trai tiến lên và trở thành một người đàn ông. Hỗn hợp này mạnh tới mức không hiếm trường hợp đã bị ngộ độc và tử vong.

Những người sống sót trải nghiệm những ảo giác cực mạnh và nhiều người bị mất trí, quên cả bản thân và cách nói chuyện. Những người vẫn còn nhớ được ký ức thơ ấu sẽ phải thực hiện nghi lễ một lần nữa.
Nghi lễ máu của tộc Matausa (Papua New Guinea): Để được coi là một người đàn ông của tộc Matausa, một chàng trai đến tuổi trưởng thành phải thực hiện một nghi lễ đáng sợ. Trước hết, họ phải tách khỏi những phụ nữ của bộ lạc và xóa bỏ ảnh hưởng của phụ nữ qua một loạt những nhiệm vụ đau đơn. Họ phải chọc hai thanh gỗ mỏng xuống cổ họng để nôn ra cho tới khi dạ dày trống rỗng. Sau đó, họ phải chọc những sợi thép mảnh vào mũi để máu chảy ra, tống khứ hết những ảnh hưởng xấu ra khỏi cơ thể. Cuối cùng, họ phải chịu đựng những nhát đâm vào lưỡi để trở thành một người đàn ông.
Nghi lễ máu của tộc Matausa (Papua New Guinea): Để được coi là một người đàn ông của tộc Matausa, một chàng trai đến tuổi trưởng thành phải thực hiện một nghi lễ đáng sợ.

Trước hết, họ phải tách khỏi những phụ nữ của bộ lạc và xóa bỏ ảnh hưởng của phụ nữ qua một loạt những nhiệm vụ đau đơn. Họ bị tách động để nôn ra cho tới khi dạ dày trống rỗng.

Sau đó, họ phải chọc những sợi thép mảnh vào mũi để máu chảy ra - hành động được coi là trục hết những ảnh hưởng xấu ra khỏi cơ thể. Cuối cùng, họ phải chịu đựng những nhát đâm vào lưỡi để trở thành một người đàn ông.
Nghi lễ kiến đầu đạn của tộc Sateré-Mawé (Amazon): Đến năm 13 tuổi, những cậu bé của tộc Sateré-Mawé sẽ thực hiện nghi lễ kiến đầu đạn để bước vào tuổi trưởng thành. Trước hết, người ta sẽ bắt kiến đầu đạn, làm tê liệt chúng bằng một loại thảo dược, dùng chúng và lá cây đan thành găng tay với phần đầu hướng vào bên trong. Khi lũ kiến bắt đầu tỉnh dậy, các cậu bé sẽ đeo găng tay trong 10 phút. Kiến đầu đạn được coi là một trong những loài côn trùng có nọc độc gây đau đớn nhất thế giới. Chúng có tên như thế là do độ đau từ vết cắn của chúng tương đương như bị trúng đạn. Trong lúc đeo găng tay, các cậu bé không được kêu lên vì đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Để hoàn tất nghi lễ, các cậu bé phải thực hiện điều này hơn 20 lần trong vòng 1 tháng. Sau khi hoàn tất nghi lễ, tay của các cậu thường bị tê liệt trong một thời gian ngắn do nọc độc của kiến. Các cậu sẽ bị ốm và co giật do quá đau đớn.
Nghi lễ kiến đầu đạn của tộc Sateré-Mawé (Amazon): Đến năm 13 tuổi, những cậu bé của tộc Sateré-Mawé sẽ thực hiện nghi lễ kiến đầu đạn để bước vào tuổi trưởng thành.

Trước hết, người ta sẽ bắt kiến đầu đạn, làm tê liệt chúng bằng một loại thảo dược, dùng chúng và lá cây đan thành găng tay với phần đầu hướng vào bên trong.

Khi lũ kiến bắt đầu tỉnh dậy, các cậu bé sẽ đeo găng tay trong 10 phút. Kiến đầu đạn được coi là một trong những loài côn trùng có nọc độc gây đau đớn nhất thế giới.

Chúng có tên như thế là do độ đau từ vết cắn của chúng tương đương như bị trúng đạn. Trong lúc đeo găng tay, các cậu bé không được kêu lên vì đó là biểu hiện của sự yếu đuối.

Để hoàn tất nghi lễ, các cậu bé phải thực hiện điều này hơn 20 lần trong vòng 1 tháng. Sau khi hoàn tất nghi lễ, tay của các cậu thường bị tê liệt trong một thời gian ngắn do nọc độc của kiến. Các cậu sẽ bị ốm và co giật do quá đau đớn.
Theo zing.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ