Khăn lông sơn dương, nước hoa hươu xạ
Shahtoosh, loại khăn quàng cổ nổi tiếng của giới thượng lưu, được người Ấn Độ đeo vào các dịp lễ hội lớn, cưới hỏi, làm của hồi môn. Vào thế kỷ thứ XVIII, khăn Shahtoosh được giới quý tộc châu Âu ưa chuộng, và có biệt danh là “nữ hoàng của các loại hàng len”.
Cuối thập niên 80, phong trào làm đẹp bằng khăn Shahtoosh được các ngôi sao điện ảnh, giới thời trang yêu thích. Loại khăn này làm từ lông sơn dương Tây Tạng, kích thước mỗi sợi nhỏ hơn 8 micromet.
Theo công bố của Hiệp hội Thú Thế giới (WWF), hiện nay trên thế giới chỉ còn 50.000 con sơn dương sống sót, do sự tàn sát của con người để phục vụ nhu cầu làm đẹp. Tại Ấn Độ, khăn Shahtoosh được bày bán tại các thành phố lớn như Delhi, Punjab.
Tổ chức Thế giới về cấm buôn bán thú tuyệt chủng (CITES) cũng nghiêm cấm tình trạng săn bắt, mua bán những mặt hàng làm đẹp, trong đó có khăn Shahtoosh, từ lông sơn dương Tây Tạng.
Tuy nhiên, sau đó lại xuất hiện mạng lưới buôn lậu đến từ vùng Cachemire (Ấn Độ) - xuất xứ khăn Shahtoosh. Bọn buôn lậu đã giấu những chiếc khăn quý giá trong các kiện hàng, xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc và các nước phương Tây để bán với giá cao ngất ngưởng.
Túi xách làm từ da cá sấu |
Để làm ra nước hoa, người ta lấy phần gạc chứa mùi thơm của loài hươu xạ, có giá đắt gấp năm lần so với vàng. Đây là lý do dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loài hươu xạ. Càng quý, nạn buôn bán hươu xạ trái phép ngày càng tăng.
Chưa hết, trong số 27 loài cá tầm hiện có trên thế giới cũng đang trên đà khan hiếm do có đến 90% bị đánh bắt tại vùng biển Caspian, gây thiệt hại khoảng 20 nghìn tấn cá chỉ trong 8 năm, như nhận định của WWF. Cho đến nay, không biết bằng cách nào mà hàng chục tấn cá tầm vẫn được tuồn ra thị trường chợ đen mỗi năm, bất chấp sự kiểm soát nghiêm ngặt của mạng lưới thuế quan.
Hồi chuông cảnh báo
Theo nhận định của Giáo sư Jean-Claude Nouet, Chủ tịch Hội Bảo vệ Loài vật tại Pháp: “Để bảo vệ các loài trước sự săn lùng như hiện nay, điều quan trọng là tăng cường bảo vệ, duy trì tốt môi trường sống của muôn loài, trước khi bị săn bắt”.
Còn theo ông Macro Ciambelli, Tổng đại diện của Liên minh Sản xuất và Người tiêu dùng thế giới: “Hàng năm, có nhiều con rùa biển tại Madagascar bị giết để chế biến món ăn, làm đồ mỹ nghệ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Nhằm mục đích bảo tồn sự sống của muôn loài, cần có biện pháp ngăn chặn triệt để. Bởi một khi chúng bị tuyệt chủng, con người sẽ chịu ảnh hưởng theo”.
Khăn quàng cổ làm từ lông sơn dương |
Các giải pháp thực thiĐối với loài cá sấu, ưu tiên hàng đầu là mô hình tái sinh sản trong môi trường thiên nhiên. Cách này giúp giảm nguy cơ tuyệt chủng của cá sấu lưu vực sông Mississipi, trước sự “tấn công” của ngành thuộc da.Đồng thời, cứu sống hơn 3.500 con cá sấu Yacaré vùng Santa Fe, Argentina, hạn chế nạn buôn lậu, và giúp người chăn nuôi tăng thu nhập.
Tại Venezuela, các cơ quan thẩm quyền đã nghiêm cấm việc săn bắt cá sấu, lập ngân sách bảo tồn các vùng ẩm ướt loài cá sấu thường sinh sống.Tại Chili và Péru, chính quyền tại đây đã thu gom 121.000 con lạc đà Nam Mỹ, loài động vật có vú hoang dã thường sống ở những vùng có nhiệt độ cao trên dãy núi Andes, và đổi mới phương thức kinh doanh đối với ngành làm đẹp từ lông lạc đà.
Được biết, vào thế kỷ thứ XVI, mặt hàng len từ lông lạc đà Nam Mỹ được các nhà thám hiểm Tây Ban Nha xem là loại len quý giá của Tân thế giới thời bấy giờ. Phương thức mới đó là, Công ty Loro Piana ở Ý, chuyên cung cấp 70% sản phẩm len từ lông lạc đà trên toàn thế giới, liên doanh với Công ty Quốc gia về bảo tồn lạc đà tại Péru, giữ độc quyền việc sản xuất len.
Đổi lại, Công ty Quốc gia thu lợi nhuận từ doanh thu sản phẩm len bán ra, để phát triển mạng lưới tiểu thủ công vùng Nam Mỹ, và dùng cho ngân sách bảo tồn động vật. Không chỉ là cách kinh doanh hợp pháp sản phẩm nguồn gốc từ động vật quý hiếm, phương thức mới này còn đem lại lợi nhuận cho việc bảo vệ sự sống còn của loài lạc đà Nam Mỹ.