Những món đồ không bao giờ nên mua online

Các món đồ nội thất trên mạng thường có màu hơi khác so với thực tế, do vậy cách tốt nhất là đến cửa hàng xem.

Những món đồ không bao giờ nên mua online

Dưới đây là các món đồ hàng đầu bạn nên tránh mua online, vì chất lượng có thể khác biệt với ý muốn.

1. Nội thất

Hãy tham khảo thật nhiều trên mạng để xem bạn cần tìm món đồ gì, nhưng lúc bỏ tiền thật, hãy đến cửa hàng nội thất để mua bán thực sự, Brent Shelton, chuyên gia về mua bán online của FatWallet.com tiết lộ. 

Theo Shelton, việc tìm kiếm đồ trên mạng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, có thể xem cả trăm mẫu mã, kiểu dáng, và thu hẹp phạm vi quan tâm, trước khi đến cửa hàng thực sự. Tuy vậy, phải đến cửa hàng thật để chọn, nhằm đảm bảo bạn thực sự hài lòng với nó. Thậm chí đến đó hai lần, bạn có thể trả giá được tốt hơn, vì người bán không muốn bạn về tay không.

Ảnh: Readers Digest.

Ảnh: Reader"s Digest.

Nhiều món đồ như rèm cửa, đệm, thảm... thường có màu sắc, chất liệu khác với trên catalog online, vì thế hãy đến tận nơi để có màu sắc chuẩn nhất. 

2. Đệm 

Bạn dành 8 tiếng mỗi đêm để xoay trở trên đệm, vì thế nó là phần cực kỳ quan trọng của cuộc sống, Shelton nói. Việc khảo sát trên mạng trước là tốt, nhưng phải nằm trực tiếp lên đó bạn mới cảm nhận được độ lún của sản phẩm, độ mềm mại hay độ mát dưới lưng...

3. Mua các món đồ vào phút chót

Nếu bạn cần mua các món đồ cho một sự kiện sắp diễn ra trước mắt, cách an toàn nhất là ra thẳng cửa hàng. Vì nếu mua qua mạng, bạn khó mà trả hàng lại được khi cần, và có nguy cơ nó không làm việc hiệu quả như bạn muốn. Việc ra cửa hàng sẽ mất thời gian, nhưng lại an toàn nhất. 

4. Mỹ phẩm mà bạn chưa dùng bao giờ

Bạn có thể mua các mỹ phẩm mình đã quen dùng qua mạng, nhưng nếu muốn thử sản phẩm mới, hãy mua tại một cửa hàng có tiếng và quen biết.

"Rất nhiều người bán online không nhận lại sản phẩm khi đã bị mở ra, đặc biệt là loại có dãn nhãn như mỹ phẩm", Shelton cho biết. Hãy chọn các sản phẩm ở cửa hàng cho phép bạn đổi lại nếu đã mở nắp. 

5. Quần áo từ các thương hiệu không quen thuộc

Ảnh: Readers Digest.

Ảnh: Reader"s Digest.

Mua hàng từ các thương hiệu không quen, bạn dễ rơi vào tình trạng bị hớ về kích cỡ, hoặc nhãn hiệu, và có thể không đổi lại được. Hãy chú ý, có thể size của các thương hiệu khác nhau sẽ quy ước khác nhau. 

6. Quần áo với chất liệu không quen thuộc

Mua quần áo, quan trọng nhất là mặc thoải mái. Một số kết cấu vải có thể không phù hợp với da bạn, mặc gây ngứa, rít, dính hoặc không thấm mồ hôi... Vì thế, nếu bạn muốn thử nghiệm món đồ ngoài chất liệu cotton quen thuộc, hãy đến tận nơi để thử hàng, thay vì mua từ xa. Món đồ càng đắt, càng cần kiểm tra cẩn thận. 

7. Quần áo secondhand

Mua loại đồ này giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng có thể không vừa, hoặc chất lượng kém (rách, bục chỉ, bị ố...)

8. Giày 

Ảnh: Readers Digest.

Ảnh: Reader"s Digest.

"Một đôi giày lỏng hoặc chật đều làm bạn phí tiền, ngay cả với thương hiệu bạn đã quen dùng", chuyên gia cho biết. Vì thế, hãy đảm bảo mua ở chỗ bạn có thể thử được, và trả lại nếu cần. 

9. Xe đã qua sử dụng

Bạn đừng để các lời giới thiệu "có cánh" trên mạng lừa mình. Bạn sẽ không biết cái xe đó thật sự thế nào, cho đến khi lái thử và kiểm tra xe kỹ càng. Thậm chí phải kiểm tra rất kỹ dưới gầm. Đó là lý do vì sao không nên mua xe đã qua sử dụng trên mạng. 

10. Đồ gia dụng

Mua trên mạng tủ lạnh, máy giặt... tưởng rẻ, nhưng có thể phí vận chuyển không nhỏ chút nào với các món đồ cồng kềnh này. Hãy cân nhắc giá tổng của chúng so với mua tại cửa hàng. 

11. Nhạc cụ 

Mua cây đàn rẻ tiền để chơi trong thời gian ngắn thì có thể lên mạng. Nhưng nếu để dùng lâu dài, nên kiểm tra kỹ tại cửa hàng, vì các nhạc cụ chất lượng thường được làm thủ công, mỗi chiếc lại ra âm thanh khác nhau. Gặp người bán hàng trực tiếp sẽ giúp bạn chọn cái đúng ý. 

12. Thực phẩm tươi từ nước ngoài

Hãy cẩn thận với các thực phẩm không có chất bảo quản, tươi sống từ nước ngoài. Tìm hiểu trên các diễn đàn xem chúng có thật từ nước ngoài không, và nếu thật, thì hãy chọn nhà cung cấp thứ tương tự ở trong nước, mà không cần phải "bay qua biên giới".

Việc vận chuyển thô, không bảo quản trên hành trình dài khiến sản phẩm giảm chất lượng nhanh.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ