Một vùng nước Nga rộng lớn này dường như đơn giản là đang tự cắt tách thành những miệng núi khổng lồ không thể lý giải nổi, đến mức có thể nhìn thấy từ không gian vũ trụ.
Tất cả bắt đầu vào năm 2013, khi các phi công trực thăng phát hiện một lỗ hổng bí ẩn trong lớp băng vĩnh cửu lúc đang bay qua vùng Yamal, phí bắc nước Nga.
Vài ngày sau, những người chăn tuần lộc lại phát hiện những lỗ hổng khổng lồ khác và không lâu sau đó, miệng núi thứ ba cũng xuất hiện. Tháng Hai vừa rồi, tổng cộng 4 miệng núi được tìm thấy, bao quanh chúng là những đường cong hình phễu, có cái đã tạo thành hồ. Một chuyên gia địa chất dự đoán sẽ còn tìm thấy khoảng 30 miệng núi như thế nữa.
Lo lắng không phải là thiếu căn cứu khi những hình ảnh vệ tinh cho thấy cảnh quan nước Nga hiện nay xuất hiện mặt rỗ nghiêm trọng khi so sánh với các hình ảnh vệ tinh cũ. Các hình ảnh cho thấy hiện tượng này đang phổ biến hơn, những nơi trước đây không có dấu hiệu của núi lửa giờ đã hình thành hồ nước lớn bao quanh bởi 20 lỗ nhỏ cũng chứa đầy nước.
Ban đầu giới chuyên gia vô cùng sửng sốt, nhưng khi dân địa phương báo nhìn thấy ánh sáng gần miệng núi, thì họ cho rằng đó có thể là kết quả của các vụ nổ gas. Cho đến nay đó là giải thích hợp lý nhất - lớp băng vĩnh cửu đang tan ra do biến đổi khí hậu, dẫn đến các vụ phun trào khí metan và hậu quả là lần lượt các "miệng núi" được hình thành.
Tuy nhiên lý thuyết này không thuyết phục được một số nhà khoa học. Họ đưa ra một lý giải đơn giản hơn, liên quan đến "pingo" - những gò đất được bao phủ bởi băng ở Bắc Cực và khu vực lân cận.
"Pingo" là một gò băng hình thành gần bề mặt trái đất theo thời gian, thường có chóp. Khi một gò băng tan nhanh (trong suốt năm qua tại Siberia đã xuất hiện khí hậu nóng ấm "trái mùa") có thể khiến một phần của mặt đất sụp đổ và tạo thành miệng núi lửa. Lý thuyết này cũng cho rằng độ sâu của những miệng núi này vào khoảng 100m vẫn là trong phạm vi chấp nhận được.
Thuyết đối lập cho rằng đất đá bị bắn ra tại các mép của miệng núi lửa là bằng chứng của một vụ nổ chứ không phải sụt lún.
Trả lời phỏng vấn Siberian Times, Giáo sư Vasily Bogoyavlensky, phó giám đốc viện nghiên cứu dầu và khí ga đặt tại Matx-cơ-va cho biết: "Chúng tôi phát hiện 7 miệng núi tại vùng Bắc Cực, 5 trong số đó nằm ngay trên bán đảo Yamal, một ở khu tự trị Yamal và một ở phía Bắc khu vực Krasnoyarsk, gần bán đảo Taimyr. Chắc chắn còn rất nhiều miệng núi trên Yamal, chúng ta cần tìm kiếm".