Những lưu ý vàng giúp bạn nhàn tênh khi sắm Tết

GD&TĐ - Với truyền thống trọng lễ nghi và ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết cổ truyền, chuẩn bị chu đáo mọi mặt để đón Tết cũng là gửi gắm mong một năm mới hanh thông, như ý. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn tránh mất thời gian và không bỏ sót những món đồ cần thiết cho dịp lễ quan trọng này.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Lên kế hoạch mua sắm Tết

Đây được coi là lưu ý quan trọng bậc nhất, giúp bạn tiết kiệm cả về thời gian và chi phí cho việc mua sắm Tết. Vì nếu không có kế hoạch cụ thể, hàng hóa ngày Tết sẽ dễ khiến bạn bị hoa mắt và bội chi cho những món hàng không thực sự cần thiết.

Lập danh sách chi tiết những món cần mua

- Cây cảnh đặc trưng để chơi Tết và các phụ kiện trang trí

- Hoa chơi và hoa cúng trong dịp Tết.

- Khay đựng và bát đũa, cố, ly

- Phong bao lì xì

- Bánh mứt, các loại hạt, kẹo để dùng trong Tết, cùng với những thực phẩm như măng khô, miến, bóng bì, tôm khô hay giò heo rồi để đông lạnh.

- Mua nguyên liệu cần thiết cho các món tự chế biến

- Các gia vị cần thiết như dầu ăn, mắm, muối, bột ngọt, nấm mèo, nấm hương, hành tỏi…

- Những món ăn, vật dụng cho mâm cơm cúng như gà, giấy tiền vàng bạc, nến…

- Nếu eo hẹp về thời gian, điều kiện, bạn có thể mua các loại bánh đã được gói sẵn, còn nếu có ý định nấu bánh chưng, bánh tét, bạn nên lên danh sách những nguyên vật liệu cần thiết như lá, đỗ xanh, nếp, dây lạt, thịt, củi, nồi…

- Những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết như giò, chả, nem chua, lạp xưởng... Các vật liệu cho những món ăn truyền thống như món thịt đông, thịt kho trứng, thịt rim…

- Nước ngọt, rượu, bia

- Trái cây để cúng, để bày mâm ngũ quả

- Thực phẩm dự trữ để dùng trong Tết, ra Tết.

- Quà biếu

Sau khi lập bản danh sách chi tiết các món đồ cần mua, bạn đừng quên kiểm tra những thứ gia đình đã đang có để cân đối lại số lượng và điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, danh mục các loại khay đựng, bao lì xì, ...

Chọn thời điểm mua sắm

Dịp cuối năm luôn là giai đoạn cao điểm của mua sắm. Tuy nhiên cũng là thời điểm các nhà cung cấp kích cầu bằng các chiến dịch giảm giá lớn.

Cùng với danh sách các món đồ cần mua đã được lập, bạn hãy chủ động tìm hiểu các thông tin ưu đãi để sở hữu những món hàng vừa chất lượng vừa tốt giá.

Có thể thấy được lợi ích từ việc mua sắm Tết sớm là rất nhiều, chẳng hạn như:

Đối với gia đình thường hay đến thăm họ hàng, bạn bè cũng nên thực hiện việc mua quà Tết từ sớm, có thể bắt đầu từ giữa tháng 12 âm lịch.

Khác với những giỏ hoa Tết, trái cây cần thời gian lựa chọn, so sánh món ưng ý, những món quà bánh, rượu hoặc bia Tết thường đơn giản hơn và mất ít thời gian, có thể ưu tiên mua trước.

Nên mua hàng từ sớm, đừng để quá cận Tết. Hãy nhớ một nguyên tắc: càng để cận Tết, chi phí cho hàng hóa sẽ càng cao. Chưa kể, những chi phí ngoài lề như tiền giữ xe, chi phí đi lại cũng theo đó mà đội giá lên.

Thế nên, bạn hãy lên kế hoạch mua sắm thật sớm những món có thể, còn thực phẩm tươi, hoa quả… bạn có thể để sau. Tuy nhiên, cũng đừng để quá sát ngày mới mua, nếu không giá cả sẽ đội lên gấp vài lần.

Nơi mua sắm cũng quyết định giá cả, chi phí và chợ đầu mối là một giải pháp khá hay cho bài toán chi phí dịp Tết. Những nơi này giá cả thường thấp hơn so với chợ thường hay siêu thị. Nếu có thể, hãy rủ rê bạn bè, đồng nghiệp cùng mua bởi càng mua theo số lượng nhiều ở chợ đầu mối thì giá cả sẽ thấp hơn nữa.

Đừng quên lưu ý đến những thông tin về khuyến mại sản phẩm.

Không nên mua quá nhiều đồ

Tết là dịp đoàn tụ, đi thăm hỏi, chúc tụng những người quen, họ hàng sau một năm dài không gặp. Chắc chắn việc ở tại nhà của nhiều gia đình sẽ không nhiều như điều bạn nghĩ trước đó.

Hãy tính toán để mua đồ vừa đủ sử dụng, tránh dư thừa lãng phí.

Mỗi gia đình cần có kế hoạch hợp lý cho việc mua sắm Tết, cân đối trên cơ sở nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính, để có những ngày xuân ấm áp và trọn vẹn bên gia đình và những người thân yêu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.