Những lưu ý khi ôn tập môn Ngữ văn thi THPT quốc gia 2016

GD&TĐ - Cô Phạm Thị Lý – Giáo viên Ngữ văn – trường THPT Nam Tiền Hải (Huyện Tiền Hải – Tỉnh Thái Bình) chia sẻ kỹ năng và những lưu ý khi ôn tập phần nghị luận giúp thí sinh hoàn thành tốt môn thi Ngữ văn.

Những lưu ý khi ôn tập môn Ngữ văn thi THPT quốc gia 2016

Phải nắm vững kĩ năng làm bài (kết cấu và trình tự các bước làm bài) của từng kiểu bài Nghị luận xã hội.

Ví dụ:

Nghị luận xã hội

về một tư tưởng đạo lí

Nghị luận xã hội

về một hiện tượng đời sống

Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Giới thiệu tư tưởng đạọ lí cần nghị luận

- Dẫn dắt vấn đề

- Giới thiệu hiện tượng cần nghịn luận

Thân bài

Bước 1

Giải thích tư tưởng đạọ lí cần nghị luận

Giải thích( nếu cần)

Bước 2

Bàn luận

*Đánh giá chung về mức độ đúng đắn của tư tưởng đạo lí.

*Phân tích – chứng minh mặt đúng.

* Phê phán bác bỏ mặt sai.

Phân tích biểu hiện cụ thể của hiện tượng và các mặt đúng – sai, lợi – hại của hiện tượng(đối với bản thân, gia đình và xã hội)

Bước 3

Rút ra bài học nhận thức và hành động

Phân tích nguyên nhân của hiện tượng và xác định giải pháp.

Kết luận

-Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.

-Liên hệ bản thân, thế hệ và thời đại.

-Khẳng định tính chất của hiện tượng

-Liên hệ bản thân, thế hệ và thời đại.

Chú ý: Trong mỗi kiểu bài lại có những dạng khác nhau: dạng đề trực tiếp, dạng đề gián tiếp…Mỗi dạng lại có yêu cầu riêng về kĩ năng, vì thế cần phân biệt rõ và nắm vững kĩ năng làm bài của từng dạng đề cụ thể ngay trong quá trình ôn tập để chủ động khi làm bài thi.

Ôn tập kĩ năng phải kết hợp ôn tập kiến thức

Văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh phải có kiến thức rộng về mọi mặt của đời sống xã hội và biết huy động, vận dụng hiệu quả theo yêu cầu của đề bài.

Để tự trang bị kiến thức trong quá trình ôn tập, ngoài việc kiểm tra lại những kiến thức đã tích luỹ trước đó, các em cần thường xuyên cập nhật, bổ sung thêm kiến thức xã hội, nhất là những thông tin thời sự nổi bật trong nước và quốc tế.

Cách tốt nhất để học sinh tìm hiểu và ghi nhớ kiến thức là sắp xếp một khoảng thời gian hợp lí trong ngày, trong tuần để nghe đài, xem ti vi, đọc sách báo, vào mạng…

Các em cần coi trọng các chương trình thời sự, bản tin hàng ngày như: chào buổi sáng, chuyển động 24h, thời sự tối.. Bởi vì, tính thông tin, thời điểm và thời lượng của những chương trình này rất thuận lợi để các em theo dõi và nắm bắt kiến thức xã hội.

Hiện nay, trên sóng truyền hình có nhiều chương trình hấp dẫn và thuận lợi cho các em học sinh mở rộng tầm hiểu biết về đời sống xã hội mà lại tiết kiệm thời gian như: cặp lá yêu thương, việc tử tế, lục lạc vàng, điều ước thứ 7… Bằng cách này, các em vừa có thể giải trí, giảm bớt căng thẳng trong quá trình ôn tập vừa dễ dàng trau dồi kiến thức.

Các em cũng cần ghi chép lại kiến thức tích luỹ hàng ngày theo chủ đề để thuận lợi hơn cho việc lựa chọn, sử dụng vào bài viết khi cần. Chẳng hạn, kiểu bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống có thể chia thành: các hiện tượng tích cực, các hiện tượng tiêu cực.Với kiểu bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí lại có thể chia theo các chủ đề: tình yêu thương, lòng nhân ái; tinh thần cộng đồng; ý chí, nghị lực, bản lĩnh sống; tinh thần lạc quan, lí tưởng sống…

Việc ôn tập chỉ đạt hiệu quả cao khi các em thường xuyên thực hành

Học sinh cần vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết các đề cụ thể, nghiêm túc thực hành các đề thầy cô giao trên lớp hoặc về nhà. Đồng thời, các em nên lắng nghe và ghi chép cẩn thận khi thầy cô chữa bài để nắm được điểm mạnh, điểm yếu, mức độ tiến bộ của mình để rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp ôn tập, cách làm bài cho phù hợp.

Ngoài ra, các em có thể sưu tầm thêm đề và giải quyết theo khả năng của mình, sau đó nhờ thầy cô, bạn bè góp ý. Sau mỗi bài thực hành, mỗi lần được góp ý, các em cần ghi nhớ nhược điểm của mình trong bài viết và chủ động khắc phục nó trong những bài làm tiếp theo.

 Xây dựng thời gian biểu

 Môn Ngữ văn nói chung và phần Nghị luận xã hội nói riêng đòi hỏi các em phải linh hoạt trong cách sắp xếp lịch ôn tập. Các em cần dành cho phần này một lượng thời gian nhất định trong tổng quĩ thời gian ôn tập và có sự phân chia hợp lí: thời gian dành cho việc ôn lại kĩ năng, thời gian để củng cố và bổ sung kiến thức, thời gian để luyện đề…

Ví dụ: Mỗi tuần ôn lại kĩ năng, kiến thức ba lần vào ba buổi sáng, mỗi buổi từ   mười đến mười năm phút; mỗi tuần viết ít nhất một đề (theo một dạng bài nhất định và có luân phiên) vào khoảng thời gian nào đó. .Các em nên điều chỉnh kế hoạch ôn tập một cách linh hoạt để việc ôn tập đạt hiệu quả cao nhất.

Chẳng hạn, khi đã nắm rất vững kĩ năng của từng dạng bài thì thời gian ôn tập rút ngắn xuống còn một đến hai lần trong tuần, mỗi lần chỉ cần từ năm đến mười phút. Không nên cố ôn tập, nhất là viết bài thực hành khi các em cảm thây mệt mỏi và căng thẳng.

Với phương châm “Văn ôn, võ luyện” vẫn luôn đúng với những người học văn và luyện võ. Do đặc thù của bộ môn Ngữ văn, nhất là phần Nghị luận xã hội, cô Lý khuy ên các em học sinh cùng với việc xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp còn cần phải có cách thức ôn luyện khoa học và kiên trì mới có thể vững vàng về kĩ năng và chắc chắn về kiến thức. Chỉ khi đó, các em mới yên tâm  bước vào kì thi và tự tin làm bài thi với kết quả tốt nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ