Những lợi ích không ngờ của việc cho bé học võ

GD&TĐ -  Mùa hè đến, chắc chắn không ít các bà mẹ đang phân vân không biết cho bé học gì để vừa vui vừa bổ ích. Sao mẹ không thử tìm hiểu các lớp học võ tại những trung tâm văn hóa hay nhà thiếu nhi để cho bé học môn thể thao hết sức lành mạnh này.

Những lợi ích không ngờ của việc cho bé học võ

Học võ có nhiều lợi ích không ngờ đấy. Hãy đọc thêm bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn vẹn hơn về môn thể thao mạnh mẽ này nhé.

Tại sao mẹ nên cho bé học võ?

1. Phát triển thể chất

Phát triển thể chất là một trong những sự phát triển quan trọng của trẻ bao gồm sự tăng trưởng thể chất của trẻ, cũng như khả năng tăng cường khả năng kiểm soát các cơ của cơ thể. Ngoài việc mẹ bổ sung dưỡng chất từ bên trong cho bé tăng chiều cao, cân nặng bằng cách uống sữa, ăn các thức ăn dinh dưỡng.

Học võ là một hình thức tác động từ bên ngoài cho cơ thể bé phát triển toàn diện hơn. Thông qua những động tác võ thuật như nhảy, bậc, đá, đấm, giãn cơ… sẽ kích thích xương phát triển do đó chiều cao của bé sẽ phát triển tối ưu.

Nhung loi ich khong ngo cua viec cho be hoc vo

Học võ giúp bé phát triển chiều cao tối ưu

2. Lưu thông khí huyết và ngăn ngừa bệnh tật

Không những giúp bé phát triển thể chất, do võ thuật là môn thể thao đòi hỏi sự vận động linh hoạt của toàn thân, nên sự liên tục hoạt động sẽ giúp phòng ngừa bệnh béo phì, được coi là một trong những căn bệnh lớn mà rất nhiều trẻ em trên thế giới đang bị mắc phải vì thiếu vận động.

Và do đòi hỏi vận động toàn thân liên tục nên bé có thể đốt cháy ít nhất 500 calo trên 1 giờ. Nhờ đó mà giải quyết vấn đề cân nặng một cách triệt để, cho mẹ yên tâm về sức khỏe của con mình. Bên cạnh đó những động tác bậc cao và đấm sẽ tác động lên các nhóm cơ chính trong cơ thể, dần dần làm cho cơ bắp và xương chắc khỏe hơn.

Việc ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính hay liên tục chơi điện thoại sẽ gây đục thủy tinh thể khô mắt, mờ mắt. Đó là tác hại mà mẹ có thể nhìn thấy được tức thì, những tác hại tiềm tàng là các độc tố tích tụ trong cơ bắp lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật chẳng hạn như các bệnh về da, táo bón hoặc bệnh gan.

Đưa bé đi học võ có thể vừa giúp bé vui, khỏe vừa lưu thông khí huyết. Khi vận động sẽ kích thích hệ thống bạch huyết trong cơ thể và bằng cách này lượng độc tố trong cơ thể bé sẽ được kiểm soát tốt bởi hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể. Một khi hệ bạch huyết hoạt động tốt, cơ thể sẽ chống lại được các mầm bệnh, các dị vật và các khối u trong cơ thể.

Lưu thông khí huyết cũng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, khiến tinh thần vui vẻ và học tập tốt hơn.

3. Giúp trẻ tự tin, tăng khả năng tự vệ

Hầu hết chúng ta điều biết, những sự bắt nạt ở trường học luôn diễn ra hàng ngày. Những đứa trẻ to khỏe có khuynh hướng bắt nạt những trẻ thiếu tự tin và nhút nhát. Việc học một môn võ thuật nào đó, sẽ giúp cho bé trở nên tự tin hơn bởi võ thuật sẽ dạy cho bé cách tự vệ, cách phản xạ nhanh.

Bên cạnh đó, sự tự tin là một vũ khí tuyệt vời giúp bé có thể hòa đồng, thân thiện và trở nên có ích hơn trong xã hội. Những bài tập tự vệ sẽ giúp cho bé không bị bắt nạt, và cũng có thể trong những tình huống nguy cấp nào đó theo phản xạ bé sẽ bảo vệ được bạn bè hoặc người thân.

4. Rèn luyện nhân cách

Từ xưa đến nay, người ta vẫn biết đến võ thuật như là một phương tiện để chiến đấu. Tuy nhiên, đa số những người học võ luôn đề cao tinh thần thượng võ. Khi rèn luyện võ thuật.

Người học võ luôn quang minh chính trực sống khiêm tốn, có lòng khoan dung độ lượng và rất dũng cảm. Bởi vì đầu tiên bé sẽ phải học cách tôn trọng võ sư, tôn trọng các bậc anh chị đi trước bằng cách cuối đầu chào. Từ đây, sẽ hình thành cho bé cách sống khiêm nhường và tôn kính những người xung quanh. Bên cạnh đó, võ thuật cũng sẽ rèn luyện ý chí bản lĩnh cho bé khi đương đầu với khó khăn.

5. Rèn luyện kỹ năng tập trung

Kỹ năng tập trung là một kỹ năng khá quan trọng cho bé sau này khi đi học. Trong quá trình tập võ, bé sẽ cần phải thực hành kỹ năng nghe khi học các kỹ thuật mới, những động tác mới. Bé cần tập trung cao để quan sát và ghi nhớ những gì huấn luyện viên nói đến từng chi tiết. Như vậy bé mới có thể nâng cao hàng ngũ đai.

Sức mạnh của sự tập trung là rất cần thiết để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Khi mất tập trung bé không thể hoàn thành mọi việc nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, rất quan trọng để tập cho bé có sự tập trung ngay từ khi còn nhỏ, bởi khả năng tập trung tốt sẽ hoàn thành được công việc nhanh hơn và dễ thành công hơn sau này.

Nhung loi ich khong ngo cua viec cho be hoc vo

Học võ giúp rèn luyện kỹ năng tập trung

6. Thân thiện và có nhiều bạn bè

Kết bạn là điều quan trọng của tuổi thơ. Bạn bè sẽ cùng học cùng chơi, giúp cho bé có đời sống tinh thần phong phú hơn.

Nhung loi ich khong ngo cua viec cho be hoc vo

Học võ giúp bé có nhiều bạn bè, thân thiện và gần gũi hơn

Trước khi quyết định cho con học võ, chắc mẹ cũng đang phân vân không biết con mình có đủ tuổi để học chưa. Hay môn thể thao này nam tính quá, không biết có phù hợp với bé gái nhà mình hay không. Mẹ yên tâm, trong bài viết này, tất cả mọi lo lắng sẽ được giải quyết.

Một số lưu ý khi học võ

1. Độ tuổi của bé

Mẹ biết không, võ thuật phù hợp với mọi lứa tuổi, chỉ cần bé có đủ nhận thức hiểu rõ được các nguyên tắc và nghe hiểu lời huấn luyện viên là được. Vì sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau. Một số bé phát triển nhanh, một số khác thì phát triển chậm hơn. Điều đó hoàn toàn bình thường. Rất nhiều bé có thể bắt đầu học võ ở độ tuổi lên 4, trong khi những đứa trẻ khác cho đến khi lên 10. Bởi lúc này đây, bé mới bắt đầu có sở thích và mong muốn được học võ.

Tuy nhiên, nếu học võ trước 6 tuổi cũng là thời điểm tốt bởi lúc đó bé đang vui vẻ vì không bị áp lực học hành. Và mẹ biết không, chuẩn bị hành trang tự vệ cho con trước khi vào lớp 1 cũng là điều cần thiết để chống lại các áp lực mà bạn bè gây ra khi đi học.

Mặc dù trẻ em ở độ tuổi này do còn quá bé, nên chưa thể hoàn thiện các cú đá khó khăn như móc, hoặc song cước nhưng chúng sẽ có những trải nghiệm tuyệt với về hoạt động thể chất, và sẽ phát triển vượt trội. Nếu mẹ vẫn còn chưa hết lo âu thì hãy thử đến các lớp võ thuật ở các nhà thiếu nhi, trung tâm văn hóa quận cho bé học thử. Sau đó quyết định cũng chưa muộn.

2. Lựa chọn huấn luyện viên

Giá trị lớn nhất mà bé sẽ nhận được nếu bắt đầu học võ sớm là những giá trị về bài học cuộc sống, và về tôn sư trọng đạo. Đó cũng là lý do mà mọi người nghĩ tới ngay khi bàn về việc cho con học võ.

Thế nên, mẹ hãy trực tiếp gặp huấn luyện viên mà con mình sẽ được đào tạo bởi người đó. Nếu tiếp xúc với họ xong, mẹ nhận thấy đó là một huấn luyện viên có tư cách tốt, thì mới nên cho bé theo học. Mẹ biết đấy, trẻ nhỏ giống như một cái cây, và những năm đầu đời là rất quan trọng, nếu được uốn nắn và hướng dẫn đúng cách, trẻ sẽ phát triển đúng đắn. Còn nếu ngược lại, thì mẹ nên tìm một huấn luyện viên khác, vì bé còn nhỏ, chưa nhận thức được cái nào tốt cái nào xấu, và có khuynh hướng giống như người gần gũi và hướng dẫn hàng ngày.

Nhung loi ich khong ngo cua viec cho be hoc vo

Huấn luyện viên dạy võ cho bé phải có tư cách tốt

3. Môn võ thuật nào phù hợp với bé gái

Các môn võ phân ra làm 2 trường phái võ nhu đạo và không phải như đạo. Nhu, chính là dùng sức mạnh của đối thủ để tấn công và hóa giải lại đòn của đối thủ.

Hai môn võ này hoàn toàn không đòi hỏi người tập phải mạnh, khỏe, dẻo dai săn chắc. Chỉ cần cơ thể mềm mại uyển chuyển là đủ. Nhu đạo thiên về tự vệ khéo léo nên rất hợp với các bé gái.

Võ nhu đạo quen thuộc với người Việt Nam gồm có: Judo, Aikido. Ngoài ra, theo rất nhiều võ sư, tập Aikido không có việc thi đấu đối kháng nên người tập sẽ không hề bị chấn thương.

4. Môn võ thuật phù hợp với bé trai

Dĩ nhiên các bé trai cũng hoàn toàn có thể học nhu đạo. Nhưng để bé mạnh mẽ và cứng cáp hơn, mẹ nên cho bé học các loại võ không thuộc nhu đạo gồm có Karatedo, Taekwondo hay võ thiếu lâm tự. Đặc điểm chung của các môn võ này đòi hỏi người tập luyện phải có sức khỏe tốt, kiên nhẫn và linh hoạt trong từng bước chân hoặc động tác tay.

Đối với Karatedo: Môn này tập trung vào phản xạ bằng tay chân khá nhiều như đấm, đá, đánh bằng khuỷu hoặc lối đánh bằng bàn tay mở. Bên cạch đó, Karatedo còn tập trung đánh vào chỗ hiểm và sử dụng các kỹ thuật khó như đấm đá, khóa tay và né. Và trong Karatedo, cú đấm luôn có uy lực khủng khiếp bằng cách sử dụng kỹ thuật xoay hông, dồn toàn trọng lực cơ thể vào trong 1 cú đấm.

Đối với Taekwondo: Người tập phải vận dụng tay rất nhiều bởi đa số môn võ này chỉ sử dụng đòn tay. Khác với Karatedo, số lượng sử dụng đòn tay ở Taewondo nhiều gấp 3, 4 lần số lượng ra đòn tấn công hoặc tự vệ bằng chân. Mặc dù vậy, người ta thường biết tới Taekwondo trong thể thao hoặc thi đấu chứ không phổ biến nhiều về tự vệ.

Đối với môn võ thiếu lâm: Để tập đúng môn võ này người học phải ra những động tác nhanh, mạnh, dứt khoát, không hoa mỹ. Lực phát ra mỗi đường quyền phải cứng và mạnh, mau lẹ, đi theo đường thẳng.

Tuy nhiên, nếu các bé còn quá nhỏ, xương còn mềm thì sẽ được học các bộ võ cơ bản, tấn pháp, tinh thần võ học. Từ đó bé sẽ có nền tảng võ học, sau này khi xương phát triển cứng cáp bé sẽ được học để phát triển thêm.

Vì tuổi nhỏ, xương chưa cứng cáp lại hiếu động nên đôi khi các chấn thương trong quá trình tập luyện là không thể tránh khỏi. Nếu bé bị chấn thương, mẹ hãy nên bình tĩnh, đừng vì xót con, nóng vội mà sơ cứu sai cách.

Nếu bé bị bong gân:Bong gân là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở trẻ em, thường xảy ra khi có chuyển động đột ngột hoặc xoắn - thường là khi bàn chân, tay vặn qua đột ngột và dây chằng bị lồi ra. Điều này gây ra rất nhiều đau đớn cho bé và gây vết bầm tím, sưng xung quanh khớp chỗ bong gân. Sự cố này có thể xảy ra trong lúc học võ vì những cú đấm, đá đòi hỏi sự vặn xoay ở cổ tay hoặc cổ chân.

- Dấu hiệu và triệu chứng:Chỗ bị thương có thể có sưng, sưng đau nhiều trong vài phút hoặc vài giờ sau đó - điều này là do tổn thương mô mềm bao xung quanh phần bên ngoài của khớp.

Chăm sóc tại nhà:Nếu con bạn bị bong gân mắt cá chân, bạn có thể chăm sóc cho chúng ở nhà sử dụng nguyên tắc sơ cứu và các bài tập mắt cá chân, xoay tròn nhẹ nhẹ và từ từ. Còn nếu ở cổ tay hầu hết có thể tự trị lành ở nhà.

- Nghỉ ngơi: Để yên khu vực bị bong gân. Tránh đi lại nếu bị ở chân, tránh mang vác các vật nặng nếu bị thương ở cổ tay và tuyệt đối tránh các hoạt động gây đau nhiều. Nếu bé gặp khó khăn khi đi bộ, cần sử dụng nạng. Bạn có thể mua nạng từ những cửa hàng chuyên bán thiết bị y tế.

- Chườm đá: Chườm đá lên vùng bị thương trong 10-15 phút.

- Băng: Sử dụng băng, băng ở vùng bị chấn thương không quá chặt để tránh tình trạng máu ngừng lưu thông hoặc gây đau đớn thêm. Nếu bị thương ở mắt cá chân băng phải vòng từ ngay phía trên mắt cá chân phải xuống chân. Không băng hết các ngón chân.

Một số trẻ sẽ cần đến sự trợ giúp của thuốc để giúp giảm đau. Trong hầu hết các trường hợp, paracetamol là đủ. Thuốc chống viêm có thể hữu ích, nhưng những thuốc này không thích hợp cho trẻ em. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm. Luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên bao bì để biết liều lượng thuốc thích hợp cho con.

Trong hai đến ba ngày đầu sau khi bị thương, hãy hạn chế:

- Nhiệt (ví dụ nước nóng trong bồn tắm) - điều này làm tăng lưu lượng máu và làm cho tình trạng sưng nặng hơn.

- Tái chấn thương - bảo vệ nơi bị thương khỏi các chấn thương chồng bằng cách duy chuyển cẩn thận và không mang vác đồ nặng.

- Massage: Không nên massage vì sẽ thúc đẩy lưu lượng máu và làm cho sưng nặng hơn.

Khuyến khích trẻ nhẹ nhàng tập thể dục, co duỗi hoặc đưa lên đưa xuống chỗ bị đau. Điều này sẽ bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi bé bị chấn thương để giảm thiểu độ cứng cơ. Lúc đầu, bé có thể bị đau nhẹ. Nếu bé còn đau nhiều, thì cần phải nghỉ ngơi thêm. Mẹ nên cho bé đi bộ từ từ sau hai đến ba ngày, nếu cơn đau có thể chịu đựng được. Vận động nhẹ sẽ giúp lưu thông khí huyết đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Nếu bé bị bầm tím:

Đặt băng trên vết bầm của bé ngay sau khi bạn bị thương. Điều đó có thể làm giảm kích thước của vết bầm tím. Bạn có thể đặt đá lên vết bầm của bé vài lần trong ngày, miễn là bạn nghỉ ngơi sau mỗi lần làm.

Đối với những vết trầy xướt nhỏ, rớm máu: Bạn có thể sát tùng và băng bó nhẹ cho bé. Hầu hết các vết thương sẽ tự lành từ 7-10 ngày. Không nên bôi dầu vào vết thương hở, vì trong dầu gió có thành phần methyl salicylat mặc dù có tác dụng kháng viêm nhưng thành phần này cũng có tác dụng làm nóng nhanh. Sẽ gây bỏng rát cho vết thương. Khiến bé bị đau hơn.

Trên đây là những lợi ích không ngờ khi cho bé học võ. Thay vì lo lắng con suốt ngày cứ chơi những trò chơi không lành mạnh, mẹ thử cho bé tham gia ngay vào một lớp võ thuật gần nhà để giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn nhé.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ