Vảy động vật được dùng chữa bệnh trong Đông y đầu tiên được kể đến là vảy đồi mồi. Loại vảy này phơi hay sấy khô có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được dùng để chữa sốt, sốt cao nói mê sảng, trấn tĩnh tinh thần, tiêu ung nhọt, phá tích huyết. Mỗi ngày dùng 4-8 g dạng thuốc sắc hoặc bột.
Vảy tê tê chữa bệnh có vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn, giảm sốt, lợi sữa...
Mai mực phơi khô cạo sạch vỏ cứng, tán nhỏ, vê thành viên giúp bổ sung canxi, dùng chữa bệnh đau dạ dày, loét dạ dày chảy máu, trẻ con chậm lớn, phụ nữ băng huyết.
Ngoài ra, bột mai mực cầm máu và chữa lở loét, chảy nước bằng cách rắc lên các vết thương cũng rất tốt.
Vỏ hàu là vị thuốc có tên mẫu lệ.
Người ta dùng vỏ hàu rang vàng tán nhỏ làm thuốc chữa đau dạ dày, cơ thể suy nhược, mồ hôi trộm, băng huyết.
Vỏ bào ngư có thể dùng sống hoặc phơi khô tán nhỏ để làm thuốc. Trong vỏ bào ngư có nhiều muối canxi.
Vỏ bào ngư cũng là vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền chữa bệnh đau dạ dày, cầm máu, còn được dùng chữa thị lực kém, có tác dụng làm sáng mắt.