Những lần mất trộm máy bay kỳ quặc của quân đội Mỹ

Viên phi công "thảm họa" lái chiếc máy bay trực thăng Huey đánh cắp từng khiến Nhà Trắng được một phen hú vía.

Những lần mất trộm máy bay kỳ quặc của quân đội Mỹ
Nhung lan mat trom may bay ky quac cua quan doi My - Anh 1

Theo We are the Mighty, quân đội Mỹ đã có vài lần bị mất trộm máy bay, trong đó có những vụ việc rất kỳ quặc.

1. Trung sĩ mệt mỏi vì vợ, đánh cắp máy bay vận tải C-130

Ngày 23/5/1969, Trung sĩ Paul Meyer - một lính Không quân Mỹ đóng tại căn cứ không quân Mildenhal (Anh) đã bỏ trốn trên chiếc C-130E nhưng không lâu sau, máy bay bị rơi xuống eo biển Anh.

Lực lượng cứu hộ không tìm thấy thi thể của Meyer nhưng cho rằng anh ta đã tử vong trong vụ tai nạn.

Nhung lan mat trom may bay ky quac cua quan doi My - Anh 2

Paul Meyer

Cơ quan điều tra của Không quân Mỹ cho biết, Meyer đã "rơi vào tình trạng căng thẳng đáng kể" trong vòng vài ngày trước khi xảy ra vụ trộm.

Sau khi kết hôn được 8 tuần, Meyer bị điều tới Anh làm nhiệm vụ. Trong thời gian này, vợ của anh ta liên tục thúc giục chồng trở về nhà do đang vướng phải vụ kiện với người chồng cũ.

Vừa gặp rắc rối trong hôn nhân, Meyer lại trượt đợt xét thăng quân hàm dù được cho là nổi trội hơn so với những quân nhân khác.

Vận đen chưa dừng lại ở đó, anh ta đã bị đình bay và cấm túc trong doanh trại sau khi bị bắt giữ trong một vụ việc liên quan tới rượu.

Vào đêm bị bắt, Meyer liên lạc với đơn vị tiếp dầu tại căn cứ và yêu cầu họ đổ đầy nhiên liệu cho chiếc C-130. Sau đó, anh ta mặc bộ đồ bay chuyên dụng và đi đến nơi đỗ chiếc máy bay.

Meyer lái máy bay về phía bắc và bay qua eo biển Anh. Anh ta liên lạc và nói chuyện với vợ cho tới khi máy bay mất kiểm soát và rơi xuống.

2. "Thảm họa phi công" khiến Nhà Trắng được phen hú vía

Đêm 17/2/1974, binh nhất lục quân Mỹ Robert K. Preston đã đánh cắp một chiếc trực thăng Bell UH-1 Huey từ căn cứ Fort Meade, Maryland và bay tới đại lộ Baltimore-Washington, hạ cánh xuống một bãi đỗ gần đó. Cảnh sát bang Maryland nhận được thông báo về vụ ăn cắp vào lúc 0:25 sáng.

Preston đã có được tấm bằng phi công dân sự dành cho máy bay có cánh cố định, hoàn tất 24 tuần huấn luyện hàng không Lục quân trước khi buộc phải rời khỏi trường bay vì không đạt yêu cầu trong giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, các phi công cảnh sát của bang Maryland truy đuổi Preston đã gọi anh ta là "một thảm họa phi công".

Nhung lan mat trom may bay ky quac cua quan doi My - Anh 3

Chiếc trực thăng Huey bị đánh cắp.

Sau khi rời khỏi đại lộ Baltimore‐Washington, Preston tiếp tục di chuyển. Một lúc sau, anh ta bất ngờ bật sáng toàn bộ đèn trên máy bay và lượn quanh đài tưởng niệm Washington trong vòng 5 phút.

Tiếp đó, theo người phát ngôn của lực lượng cảnh sát bang Maryland, chiếc trực thăng bay qua Nhà Trắng "như thể định đâm vào nó".

Nhung lan mat trom may bay ky quac cua quan doi My - Anh 4

Preston (ở giữa) khi bị bắt.

Các nhân viên mật vụ nhận lệnh báo động khi Preston tiến vào vùng cấm bay ở thủ đô Washington. Hệ thống đèn pha tại Nhà Trắng bật sáng khi chiếc trực thăng có xu hướng di chuyển về phía tòa nhà.

Lực lượng mật vụ bắt đầu nổ súng khi chiếc trực thăng đánh cắp vượt qua hàng rào bên ngoài của Nhà Trắng, buộc nó phải hạ cánh.

Preston đã bị thương sau vụ việc, lĩnh án 1 năm tù giam và phải nộp phạt 2.400 USD.

3. Nhân viên kỹ thuật vô tình lái máy bay cất cánh

Khi F-86 Sabre được trang bị cho Không quân Mỹ vào những năm 1950, các phi công cần trải qua ít nhất 1 năm huấn luyện, trong đó có vài trăm giờ học lý thuyết, vài trăm giờ bay đơn và bay đôi. Sau đó, mỗi phi công phải trải qua 15 tiếng đồng hồ luyện tập với buồng lái mô phỏng.

Chuyến bay đầu tiên của học viên trên chiếc tiêm kích 1 chỗ ngồi này sẽ có huấn luyện viên bay kèm và chỉ dẫn qua radio.

Ấy vậy mà, binh nhất Không quân Mỹ George Johnson (20 tuổi, nhân viên kỹ thuật tại căn cứ không quân Williams, Arizona) lại táo bạo tới mức lái thử chiếc F-86 Sabre khi chưa trải qua khóa huấn luyện sơ bộ nào.

Chuyện xảy ra vào đêm 20/9/1956. Tính tới thời điểm đó, kinh nghiệm phi công mà Johnson có được chỉ vỏn vẹn trong 2 giờ đồng hồ trao đổi với một huấn luyện viên máy bay Piper Cub (loại máy bay hạng nhẹ dùng để huấn luyện phi công).

Nhung lan mat trom may bay ky quac cua quan doi My - Anh 5

George Johnson trên chiếc T-33 cuối năm 1955

Đêm 20/9, Johnson cùng một số nhân viên kỹ thuật khác trực ca đêm tại bãi đỗ máy bay. Các nhân viên kỹ thuật trực ca ngày đã tiến hành bảo dưỡng máy bay F-86F số hiệu 52-5039, tuy nhiên, do một số công đoạn thực hiện chưa đúng nên các dây cáp điều khiển của máy bay không hoạt động.

Sau khi khắc phục lỗi này, theo quy định, các nhân viên kỹ thuật phải tiến hành kiểm tra hoạt động của máy bay để sáng hôm sau, phi công tiến hành bay kiểm tra.

Trong quá trình này, Johnson đã trèo vào buồng lái và khởi động động cơ máy bay. Quá trình kiểm tra thông thường sẽ là cho máy bay chạy taxi.

Sau khi hoàn tất kiểm tra động cơ, Johnson tiếp tục ra tín hiệu cho nhân viên điều khiển sân bay, xin phép sử dụng đường băng để thực hiện bài kiểm tra chạy taxi tốc độ cao (bài kiểm tra yêu cầu nếu tiến hành sửa chữa phanh hoặc bánh xe nằm dưới mũi máy bay).

Do F-86 vốn tồn tại một số vấn đề, trong đó bánh xe dưới mũi máy bay thường bị rung mạnh nên các nhân viên kỹ thuật phải rất cẩn trọng khi điều chỉnh.

Tuy nhiên, vì một sai sót vô tình mà chiếc máy bay đã... cất cánh.

"Tôi chỉ định chạy taxi tốc độ cao", Johnson nói, "Tôi chưa bao giờ có ý định lái nó bay đi".

Khi phát hiện ra chiếc máy bay đã bắt đầu cất cánh, Johnson nhận ra rằng anh không còn kịp dừng lại nữa. Lúc đó là khoảng 22 giờ 34 phút. Chiếc máy bay vọt lên và bay về phía tây bắc.

Sau khi tìm cách liên lạc với Johnson nhưng không được, nhân viên điều khiển sân bay báo cáo với sĩ quan phụ trách trực ngày hôm đó. Sau đó, chỉ huy căn cứ và các sĩ quan khác cũng được thông báo.

Khi các sĩ quan chạy đến sân bay, Johnson đã mở radio liên lạc và bắt đầu xin chỉ dẫn để có thể hạ cánh. Tình huống lúc đó rất nguy hiểm khi trên máy bay không có dù. Các sĩ quan dưới mặt đất khẩn trương trao đổi qua lại với Johnson qua radio, đồng thời 2 phi công khác lập tức lái 2 chiếc F-86 xuất phát, đuổi theo máy bay của Johnson để giúp anh hạ cánh.

Cuối cùng, chiếc F-86 của Johnson cũng hạ cánh thành công mà không hề hấn gì, còn Johnson, do vi phạm quy định, đã bị kết án 6 tháng tù giam, phạt tiền gần 200 USD và bị hạ cấp bậc.

4. Kẻ trộm tự quay về trả máy bay

Do xuất hiện bệnh lý (tương tự như bệnh giảm áp của thợ lặn) khi thực hiện bài kiểm tra bay ở độ cao gần 13.000m, Howard Foote đã không thể trở thành phi công Thủy quân lục chiến Mỹ. Anh ta được bố trí trở thành nhân viên kỹ thuật.

Tuy nhiên, do giấc mơ bay lên bầu trời vẫn còn nung nấu không yên, vào một đêm tháng 7/1984, Foote đã quyết định lái chiếc A4M Skyhawk bay đi.

Khi đó, chiếc Skyhawk trị giá gần 18 triệu USD (tương đương 41 triệu USD hiện nay do lạm phát) đã bị lấy cắp từ căn cứ không quân El Toro của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Nhung lan mat trom may bay ky quac cua quan doi My - Anh 6

Howard Foote

Nhân viên bảo vệ đã tìm cách ngăn Foote khi anh ta điều khiển chiếc máy bay chạy taxi để chuẩn bị cất cánh nhưng không được.

Foote đã lái chiếc Skyhawk gần nửa giờ đồng hồ, di chuyển quãng đường gần 50 dặm, thực hiện các động tác xoay vòng, nhào lộn trên Thái Bình Dương. Anh ta hạ cánh sau 5 lần băng qua sân bay.

Điều kỳ lạ là không nhân viên nào được huy động để theo dõi chiếc máy bay, cũng không có bất cứ chiếc máy bay nào được điều động để chặn máy bay của Foote. Tự anh ta đưa máy bay trở về căn cứ sau khi thỏa mãn mong ước của mình.

Do hành động liều lĩnh, Foote phải "ngồi bóc lịch" trong trại giam ở căn cứ Pendleton và buộc phải giải ngũ.

Sau này, anh ta bay sang Israel và Honduras, rồi trở thành phi công thử nghiệm trên hơn 20 máy bay dân sự và quân sự, thậm chí còn có nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực thiết kế hàng không và kỹ thuật công nghệ.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.