Những kỷ niệm không thể nào quên

Những kỷ niệm không thể nào quên

LTS: Ngày 19/9, tại Quảng Trị đã diễn ra Lễ kỷ niệm 40 năm Chủ tịch Cuba Phidel Castro thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ xúc động nói: “Trong thời kỳ khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, Cuba đã luôn đi đầu trong phong trào quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam... Điều này đã được minh chứng ngay trong chuyến thăm của Chủ tịch năm 1973, khi ông là Nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên tới thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam”. Cũng trong dịp này, Chủ tịch Phidel Castro có bài viết đăng trên báo “Cubadebate” (Cuba) với nhan đề “Những kỷ niệm không thể nào quên”. GD&TĐ trích dịch và giới thiệu cùng bạn đọc.

Chủ tịch Phidel Castro thăm Quảng Trị tháng 9/1973 Ảnh: Cubadebate
Chủ tịch Phidel Castro thăm Quảng Trị tháng 9/1973  Ảnh: Cubadebate
 

Khoảng 3 ngày trước, một trong những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm đất nước chúng ta. Trước khi chia tay, ông đề nghị tôi chia sẻ những kỷ niệm về chuyến thăm vùng giải phóng của Việt Nam, đất nước của những người anh hùng đã chiến đấu chống lại giặc Mỹ xâm lược ở miền Nam.

Thật ra, tôi không có nhiều thời gian, đặc biệt là khi thế giới đang sống trong sự chờ đợi những thông tin về một trong những khu vực bất ổn của thế giới toàn cầu hóa của chúng ta có thể thoát khỏi cuộc chiến tranh với vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Và tất cả những ký ức về tội ác tày trời chống lại các nước có trình độ phát triển kinh tế và khoa học thấp hơn, giúp nhân dân của họ đấu tranh vì sự sống còn.

Ngày 12/9 là vừa tròn 40 năm kể từ chuyến thăm chính thức của đoàn đại biểu Cuba đến Việt Nam. (…)

Tôi muốn nói rằng, tôi không có diễm phúc được gặp riêng với Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sinh ra nước CHXHCN Việt Nam. Ngay từ năm 1889, người anh hùng dân tộc Jose Marti đã viết về người Việt Nam trên tạp chí “LaEdad de Oro” (Thế kỷ vàng) của trẻ em với niềm thán phục.

Khi tôi đến đất nước anh em (12/9/1973), một ngày sau khi ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam, ngày đầu tiên tôi được đưa vào dinh thự của cựu Thống đốc Pháp ở Đông Dương. Đón tôi là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ở lại cùng tôi trong dinh thự cũ được xây dựng bởi người Pháp, người lính già bật khóc. “Xin lỗi! Nhưng tôi đang nghĩ đến hàng triệu người trẻ đã hy sinh trong cuộc chiến này”- Ông nói. Chính trong thời điểm đó tôi hiểu mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến. (…)

Nhìn từ trên không, tất cả những cây cầu trong khu vực nằm giữa Hà Nội và miền Nam của đất nước đều bị phá hủy. Những làng mạc đổ nát. Mỗi ngày trên những cánh đồng lúa, nơi trẻ em, phụ nữ và thậm chí người già làm việc đều vang lên tiếng nổ của bom chùm. Xung quanh những cây cầu có thể nhìn thấy rất nhiều miệng hố bom. Khi đó còn chưa có bom laser dẫn đường, có độ chính xác hơn nhiều. Tôi nằng nặc đòi được đi trên chuyến bay này, mặc dù phía Việt Nam rất sợ một cuộc tấn công có thể của người Mỹ, nếu họ biết có sự hiện diện của tôi ở đây. Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn sát cánh với tôi trong suốt chuyến đi.

Chúng tôi bay qua tỉnh Nghệ An, nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào năm 1945, khi thế chiến thứ hai kết thúc, ở đây cũng như ở Hà Tĩnh gần 2 triệu người chết đói. Máy bay của chúng tôi hạ cánh xuống Đồng Hới - một thành phố đổ nát. Hàng triệu quả bom đã ném xuống thành phố này. Chúng tôi đến thăm trạm quân y, nơi đang cứu chữa những người lính bị thương từ mặt trận Quảng Trị. Bên đường chúng tôi đi, xe tăng M 48 nằm la liệt. Chúng tôi phải đi trên những ván gỗ, còn đường chính đã bị bom cày nát. Thú vị là được nói chuyện với những người lính trẻ vừa chiến đấu anh dũng ở mặt trận Quảng Trị. Đó là những con người rất bình thản, quyết đoán... Thật khó có thể tưởng tượng họ có thể chịu đựng được lượng đạn bom nhiều đến thế. Họ là những người đáng được ngưỡng mộ.

Ngày 15/9, chúng tôi trở lại bằng con đường khác, gặp 3 em nhỏ bị thương, hai trong số đó đang trong tình trạng nguy kịch. Một cô gái 14 tuổi bị sốc vì những mảnh đạn găm vào bụng. Trẻ em cũng phải làm ruộng và lựu đạn đã nổ... Các bác sĩ Cuba trong đoàn đại biểu của chúng tôi đã kịp thời cứu sống các em. Tôi từng là nhân chứng, ngài McCain - một phi công anh hùng của Mỹ từng ném bom miền Bắc Việt Nam được người Mỹ rất tự hào.

Cũng trong những ngày của tháng 9 năm ấy, cuộc đảo chính ở Chile dẫn đến cái chết của Tổng thống Allende. Phiến quân đánh chiếm dinh thự chính phủ và nhiều người Chile bị tra tấn, bị giết dã man. Cuộc đảo chính được chỉ đạo từ Washington.

Trong một bài báo đăng ngày 1/12/2010, Lino Luben Perez, phóng viên hãng tin AIN đã nhắc lại cụm từ tôi đã nói vào ngày 2/1/1966 tại lễ kỷ niệm lần thứ 7 của cách mạng Cuba: “Vì Việt Nam, chúng tôi không chỉ sẵn sàng cung cấp đường mà còn hiến dâng cả máu...”. Trong phần khác của bài báo, ông viết: “Nhiều năm qua, giới trẻ Việt Nam được đào tạo ở Cuba trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, còn nhiều thanh niên Cuba cũng sang học ở đất nước Việt Nam xa xôi”.

Tại cảng Hải Phòng trong những năm tháng Mỹ ném bom, các chuyến tàu chở đường của Cuba vẫn thường xuyên cập bến. Hàng trăm chuyên gia của chúng tôi luôn sát cánh với các đồng chí Việt Nam xây dựng và bảo vệ các công trình trên cảng.

Những công dân Cuba khác đã có những đóng góp tích cực trong các trang trại chăn nuôi ở Việt Nam. Một sự kiện quan trọng là tàu hàng đầu tiên của Việt Nam đã cập cảng Cuba. Vào thời điểm hiện tại, hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước được tăng cường và tình hữu nghị giữa hai đảng trở nên bền chặt hơn, linh hoạt hơn.

Tôi viết những dòng này xuất phát từ tình hữu nghị truyền thống của chúng tôi với Việt Nam.

Anh Phương (Theo Inosmi.ru)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.