Chị Thảo Hoàng (Hà Nội) có một con gái 7 tháng tuổi, nặng 7,5kg. Theo chị chia sẻ, bé trộm vía rất ngoan, ăn tốt, ngủ tốt. Bé cứng cáp, 2 tháng lẫy, 4 tháng bò, 6 tháng ngồi, 7 tháng đã biết đứng vịn.
Tuy nhiên, con gái chị lại tăng cân rất chậm. Vì thế, chị Thảo Hoàng quyết định cho con đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Sau thăm khám và nhận được lời khuyên từ bác sĩ, chị phát hiện mình đã mắc phải một số quan niệm sai lầm khi cho con ăn dặm, điều đó dẫn đến việc bé bị chậm tăng cân.
Con gái chị Thảo Hoàng ăn uống tốt nhưng tăng cân khá chậm là do chị thường mắc phải một số hiểu lầm khi chế biến đồ ăn dặm cho con. Ảnh NVCC
Theo chị Thảo Hoàng, những hiểu lầm mà chị mắc phải khi cho con ăn dặm đó là:
1. Ăn chay tốt cho tiêu hóa của trẻ hơn
Nhiều mẹ thường cho rằng đồ ăn chay tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của con, chính vì thế thường lạm dụng quá nhiều.
Tuy nhiên, thực tế bản thân chị Thảo Hoàng là một bà mẹ rất hay chuẩn bị đồ ăn chay cho con. Kết quả là sau khi thăm khám, bác sĩ nói con chị bị thiếu sắt, thiếu máu, thiếu đạm. Đạm rất cần thiết cho phát triển mô và dây thần kinh. Vì vậy cần bổ sung một lượng đạm nhỏ cần thiết cho trẻ.
2. Chỉ cho con ăn dặm theo một phương pháp duy nhất
Không có một phương pháp ăn dặm nào là tốt tuyệt đối và phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp với nhu cầu của các bé.
3. Nên ăn nhiều bữa bột cho chóng lớn
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sữa vẫn là là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy chỉ nên tối đa tới 2 bữa bột mỗi ngày.
4. Ăn ít dầu mỡ cho tốt
Bác sỹ nói dầu mỡ rất cần thiết cho trẻ nhỏ. Và cụ thể, không những nên ăn dầu mỗi bữa, mà còn cần ăn mỡ gà, mỡ lợn luân phiên thay thế.
Mỗi bữa nên cho trẻ ăn dầu mỡ từ động vật. Ảnh NVCC
5. Ăn quả màu đỏ rất tốt (ví dụ cà rốt, bí đỏ)
Củ quả rau có màu đỏ, không nên ăn quá 2 lần/ tuần. Việc ăn quá nhiều củ quả màu đỏ gây thừa vitamin A, không tốt cho bé.
7. Bé cần ăn nhiều thịt hơn rau
Lượng rau, thịt và tinh bột nên đúng liều lượng.
8. Nên ăn nhiều món thay đổi liên tục
Mỗi loại thịt hay rau nên cho ăn liên tục 2 ngày (ít nhất là lần đầu tiên) để xem phản ứng của trẻ với món ăn (có dị ứng hay gì đó không).
9. Đút ép ăn vì lo con đói
Người lớn ăn như thế nào con nên ăn như vậy. Ví dụ bạn nấu cháo cá cho con, nên cho cả thìa là, xào phi hành tỏi như người lớn. Chỉ cần nhớ không cho mắm muối là được.
Thậm chí hạt tiêu, hạt mùi nên cho như người lớn. Điều này giúp trẻ sau này không kén ăn.
Cũng giống như người lớn, trẻ cũng có lúc thích lúc không muốn ăn. Và trước 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Nên không cần ép trẻ ăn, luôn quy định khoảng thời gian cho ăn (dưới 30 phút). Sau khoảng thời gian đó, không cho ăn kể cả trẻ có đòi.
Tuyệt đối nghiêm cấm cho xem hoạt hình, cho xem tivi, nghe nhạc khi ăn. Đó là thói quen xấu gây đau dạ dày sớm và khiến trẻ thụ động trong khi ăn. Lúc cho ăn mình luôn để trẻ ngồi ghế, ăn nhem nhuốc như thế nào cũng kệ.
10. Ăn nhiều cá cua cho cứng
Hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm tanh trong những tháng đầu, sau 8 tháng mới nên cho con ăn thường xuyên.
11. Ăn thịt thăn khô quá
Thịt thăn là tốt nhất cho bé.
Ngoài ra, chị Thảo Hoàng có chia sẻ cách nấu cháo ăn dặm (đã qua chỉnh sửa của bác sĩ) như sau:
Nguyên liệu:
- Gạo (chỉ gạo tẻ, không hạt sen hay đỗ xay cùng)
- Thịt/ cá/ trứng
- Rau/ củ
- Dầu/ mỡ
- phomai (có hoặc không đều được)
Cụ thể với liều lượng như sau: Gạo 20g + Thịt 20g + Rau củ 10g + 5ml dầu + phomai (tùy thích)
Chị Thảo Hoàng thường cấp đông thực phẩm để cho con dùng dần. Ảnh MVCC
Cách nấu: (đối với thực phẩm cấp đông)
- Bỏ thịt + rau vào đun với chút xíu nước cho đến khi tan hết
- Hòa bột gạo với nước, sau đó đổ vào nồi
- Khuấy nhanh tay nhỏ lửa khoảng 5 phút
- Cho pho mai khuấy thêm 1 phút
- Cho dầu ăn/ mỡ rồi tắt bếp
Lưu ý: Trẻ mới ăn thì bột không nên quá đặc. Để nhanh nguội, mẹ có thể đổ bột ra đĩa.
Gợi ý các món yêu thích mà giàu dinh dưỡng cho trẻ như:
- Bí ngò + thịt bò
- Ngô + sườn
- Cà rốt+ khoai tây + thịt bò
- Khoai lang + thịt bò
- Rau ngót + thịt lợn
- Bí ngô + trứng