Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Mọi thứ mà người dùng máy tính cách đây 20 năm được trải nghiệm trên giao diện PC khác xa so với hiện tại.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90
Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Kết nối quay số, đây là cánh cổng mà "người xưa" cần phải bước qua để tiến vào thế giới mạng.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Cách chuyển hướng quen thuộc và dễ dàng nhất trên thế giới để biến bạn trở thành game thủ. Thậm chí nếu quen tay, người dùng có thể tự tin bật máy tính để chơi game mà không cần dùng tới chuột, dựa vào thanh Start này.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Chỉ với 50 MB không gian trống trên ổ cứng này cũng đủ cho bạn dùng mãi mà không hết.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Netscape là tên của trình duyệt web phổ biến trong những năm 1990 và là sản phẩm của Netscape Communications Corporation. Là trình duyệt web đầu tiên, nó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và chiếm ưu thế mạnh mẽ. Tuy nhiên, vào năm 2002, mọi người bắt đầu chuyển sang sử dụng Internet Explorer của Microsoft.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Thời điểm Google chưa xuất hiện, người dùng Internet tôn sùng Alta Vista bởi nó là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất và đáng tin cậy nhất trên mạng. Khi gõ một từ khóa tìm kiếm trên website này, nếu kết quả tìm được không như mong muốn thì người dùng có thể tìm lại với chính từ khóa đó. Kết quả hiển thị sẽ khác đi so với lần trước. Đôi khi phải gõ lại nhiều lần người dùng mới tìm thấy kết quả mong muốn. Khá bất tiện nhưng thời điểm đó không phải công cụ nào cũng cho phép tìm kiếm dữ liệu trên toàn mạng lưới website khắp thế giới.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

ICQ (viết tắt của cụm từ I Seek You) là phần mềm cho phép nhắn tin, gửi thư, tin nhắn SMS vào điện thoại di động do một công ty Israel phát triển vào năm 1996. Phiên bản hiện tại nó đã hỗ trợ thêm video call. Điểm bất tiện nhất của nó là người dùng phải đăng nhập bằng một tài khoản gồm 9 chữ số rất khó nhớ, do hệ thống tự đưa ra mà không được chọn lựa.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Nếu muốn nghe một đĩa CD, người dùng trước đây phải sử dụng phần mềm có giao diện "siêu đơn giản" này.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Winamp là một trong những phần mềm nghe nhạc MP3 và MIDI nhỏ gọn, đơn giản với nhiều tiện ích từng rất phổ biến trong quá khứ. Giao diện ngày nay đã hiện đại hơn với rất nhiều thay đổi, bổ sung tính năng mới.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Ra mắt vào năm 1999, Napster được ví như kẻ mở đầu cho kỷ nguyên nhạc số, khi mà việc đưa âm nhạc vào các thiết bị vẫn đòi hỏi phải trích xuất CD. Sản phẩm này bắt đầu như một dịch vụ tải nhạc hợp pháp, sử dụng kết nối mạng ngang hàng. Người dùng trả phí thuê bao hàng tháng để tải nhạc về thiết bị cá nhân của mình dưới định dạng Windows Media Audio (WMA).

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Trước khi có Photoshop, Corel, ACDSee... người ta dùng Paint để vẽ, cắt và lưu ảnh chụp màn hình. Giờ đây chúng vẫn được nhiều người sử dụng với mục đích chính để "khoe" khả năng hội họa của mình.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Một trong những công cụ trực quan nhất trong Microsoft Word, cho phép người dùng thay đổi kiểu dáng tạo hình của các dòng chữ trong văn bản.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Cái kẹp ghim cách điệu này là một trong những biểu tượng được "căm ghét" nhất với người dùng Microsoft Word bởi nó luôn hiện lên những lúc không cần thiết.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

Road Rash, game offline nội dung đua xe có chút hơi hướng "bạo lực" nhưng lại rất được yêu thích trong thập niên 90 bởi cả trẻ em lẫn người lớn.

Những giao diện phổ biến trên máy tính thập niên 90

"Bây giờ là an toàn để bạn tắt máy tính".

Với một số phiên bản Windows cũ như 98, 95, Me, 2000... hệ thống "cẩn thận" tới mức hiện thông báo nhắc người dùng thời điểm có thể tắt nguồn, rút dây điện một cách an toàn sau khi bấm nút "Shut down". Nó chỉ biến mất cho tới khi thiết bị được ngắt điện hoàn toàn.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.