Những đóa hoa tri ân: Lấp lánh những tấm gương

Những đóa hoa tri ân: Lấp lánh những tấm gương
c
Nghề thầy là nghề cao quý nâng bước các thế hệ học trò vươn tới đỉnh cao của tri thức

LTS: Trong cuộc đời, ai cũng đều có một người thầy mẫu mực mà lòng luôn biết ơn, tôn kính. Không ít người, dù chẳng chính danh làm nghề giáo nhưng vẫn có biết bao học trò luôn nhớ mãi vòng tay yêu thương. Và có những người không một ngày đứng trên bục giảng, chỉ âm thầm gắn bó với mái trường nhưng cống hiến mỗi ngày của họ góp phần tạo nên thành công cho sự nghiệp trồng người... Ngày Nhà giáo Việt Nam -  ngày "tôn sư trọng đạo",  GD&TĐ xin gửi đến những người đang mang sứ mệnh cao cả gieo tri thức và vun đắp quả ngọt tâm hồn - đóa hoa tri ân

Tôi chỉ là giọt nước!

image001.jpg

Con gái mất, rồi không lâu sau đó lại đối mặt với căn bệnh ung thư, tôi quả thực không hiểu nổi, sau những nỗi đau khủng khiếp như thế, người phụ nữ ấy lấy đâu ra nghị lực để vẫn nguyên sự bản lĩnh, kiên cường chèo lái một tập thể giáo dục tăm tiếng giữa lòng Thủ đô?

NGƯT Nguyễn Thị Hiền

Cô là NGƯT Nguyễn Thị Hiền - người mà tên tuổi gắn liền với thương hiệu Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội).

Không nói nhiều về tuổi thơ gian khó hay những năm tháng tuổi xuân gác lại chuyện học hành xông pha nơi hòn tên, mũi đạn, câu chuyện của cô bắt đầu từ thời Trường Đoàn Thị Điểm khai sinh - năm 1997.

Khi nhận nhiệm vụ quản lý trường này, cô chỉ là một giáo viên tiếng Nga hết thời của trường Chuyên ngữ. Nói là hết thời vì tiếng Nga khi đó không còn phát triển nữa, đến mức, có thời gian tôi phải đi dạy Giáo dục công dân lớp 6. Tất nhiên, vốn liếng về quản lý khi đó là tròn trĩnh con số 0.

Cô bắt đầu bằng việc học; tự học từ sách vở, rồi cắp sách đến học các hiệu trưởng nổi tiếng của quận Cầu Giấy. Khái niệm trường dân lập khi ấy còn mới mẻ và người dân vẫn nhìn những ngôi trường mang tên dân lập với thái độ đầy nghi ngại.

Ấy vậy mà, Trường tiểu học DL Đoàn Thị Điểm ngay trong giai đoạn đầu khó khăn, cơ sở vật chất phải thuê mướn xập xệ tận Cầu Giấy, chỉ cần có cơn mưa là giáo viên phải cõng học sinh từ cổng vào tận lớp học đã thu hút sự quan tâm của người dân khắp Thủ đô. 

Trong quá trình gây dựng nhà trường, năm 2006 cô bị thoát bị đĩa đệm phải nằm viện cả tháng trời, tưởng phải mổ cột sống. Chưa đầy năm, cô lại tai nạn ngã gẫy chân, thay toàn bộ cổ xương đùi bên phải.

Rồi cũng không quá lâu sau đó, cô con gái dịu dàng, xinh đẹp cũng là đồng nghiệp của cô đột ngột qua đời. Nỗi đau quá lớn này tưởng làm cô ngã gục. Nhưng rồi 45 ngày sau, người ta lại thấy người phụ nữ gương mặt cương nghị tiếp tục lao vào công việc. 

Sóng gió chưa dừng lại ở đó. Sau ngày giỗ con gái, cô phát hiện mình bị ung thư. Truyền hóa chất đến lần thứ 3 là tóc rụng hết. Có bao nhiêu tiền lương dốc sạch vào việc chữa bệnh. Tính đến nay cũng đã là gần 5 năm chung sống với căn bệnh quái ác này. 

Cô vẫn vậy, ngọn lửa nhiệt huyết không hề giảm. Nói về thành công của mình hôm nay, cô tự nhận mình là một giọt nước, đội ngũ giáo viên của trường mới là biển cả. 

Nghề “gia truyền”

c
Cô Lò Mai Cương

Lò Mai Cương - Trưởng phòng Bồi dưỡng - Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La, đã trở thành cái tên quen thuộc của làng giáo Sơn La, một nhà giáo năng nổ, tâm huyết trong giảng dạy, say mê NCKH. Bắt đầu câu chuyện bằng giọng thân thiện, cởi mở, chị tự hào mình đang kế thừa thành công nghề giáo - “nghề gia truyền” của gia đình.

Bồi hồi nhớ lại chặng đường chinh phục con đường học vấn, chị chia sẻ: Gia đình có 9 anh chị em, lo sao cho tất cả đều được ăn học đến nơi đến chốn là một thử thách không nhỏ đối với một gia đình người dân tộc Thái đông con. Ước mơ ĐH của tôi vì thế đã phải chia thành 2 chặng “học CĐ gần nhà, đi làm lấy lương để tự học lên – lấy ngắn nuôi dài”.

Từng dạy ở các trường cấp hai vùng dân tộc thiểu số, chứng kiến những học sinh nữ dân tộc thường phải bỏ dở việc học hành vì quan niệm "phụ nữ không nên học nhiều"; "học nhiều không có gạo ăn"; "phụ nữ phải ở nhà sinh con, nuôi con"… nên để làm gương cho con em vùng dân tộc, chị quyết tâm đi học ĐH nâng cao trình độ dù thời gian đầu gia đình kịch liệt phản đối.

Là nữ thạc sĩ khoa học đầu tiên của tỉnh Sơn La, chị Lò Mai Cương được biết đến là người đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng thiết bị hiện đại vào trong giảng dạy để đổi mới phương pháp dạy và học.

Thoáng chút trầm tư, chị tâm sự: Bây giờ tuổi tham gia giảng dạy không còn nhiều, niềm đam mê nghiên cứu khoa học vẫn cháy bỏng, vẫn mong muốn truyền dạy chữ Thái để giữ gìn bảo tồn kho tàng văn hóa của dân tộc mình, chung tay cùng đồng bào dân tộc Thái vượt qua mọi khó khăn để con em họ có cơ hội đến trường, học tập và thành đạt. Như gia đình mình, trải qua bao khó khăn đã trở thành gia đình người dân tộc Thái duy nhất có cả 9 người con đều có trình độ đại học trở lên, trong đó có 3 anh em có bằng Thạc sĩ. Mình sẽ cố gắng chia sẻ và nhân lên niềm tự hào này với đồng bào dân tộc Thái. 

16 năm dạy học không thù lao

Bà giáo
Bà giáo Hồ Hương Nam

Hiện tại, lớp của bà Nam có 15 em, nhỏ nhất là 9 tuổi và lớn nhất đã hơn 30 với đủ loại bệnh tật như câm, điếc, down... Trong số học sinh bám lớp từ đầu, có em giờ đã lập gia đình, có em đã mất. Không chỉ học sinh ở phường Yên Phụ, nhiều gia đình ở xa gửi con tới lớp của bà.

Bà Nam mở lớp học cho các em khuyết tật bằng khoản lương hưu ít ỏi và số tiền con cái gửi để bà an dưỡng tuổi già. Nhiều phụ huynh đến xin cho con học và đưa tiền cho bà, thế nhưng bà đều từ chối. Bà bảo rằng được dạy học cho các cháu, được nhìn thấy các cháu tiến bộ hàng ngày đã là một món tiền vô giá rồi.

Dạy học sinh bình thường đã vất vả nhưng dạy học sinh khuyết tật còn vất vả hơn nhiều lần. Bà tâm sự: Để dạy cho các cháu một chữ O cũng phải mất đến 3 tháng.

Ban đầu, bà viết chữ O lên bảng đen cho các cháu nhận mặt chữ, sau đó viết lại chữ bằng chì cho các cháu tô lại, cầm tay các cháu tô chữ theo hướng từ trái sang phải rồi mới đến thời gian các cháu tự viết chữ vào vở. Nếu không có sự cố gắng không ngừng nghỉ thì chắc bà đã bỏ cuộc từ lâu rồi.

Đã 16 năm gắn bó với các học sinh đặc biệt thì đến 13 năm bà không có ngày 20/11. Cách đây 3 năm, không biết ai bảo mà lần đó mỗi cháu cầm trên tay một bông hoa, một cháu để lọ hoa ra trước, rồi cả lớp cùng giơ hoa theo chúc mừng bà giáo. Hôm đó bà đã khóc vì cảm động. Tình yêu của bà với nghề giáo, với các em nhỏ khuyết tật lại càng sâu nặng hơn. 

Và 3 năm trở lại đây, cứ đến ngày 20/11 thì mỗi em học sinh trong lớp đều tặng bà một bông hoa. Bà cảm động và hỏi: “Các cháu lấy tiền đâu mà mua hoa?”. Khi đó các cháu đều thật thà: “Tiền cháu không ăn quà, để dành đấy bà ạ”.

Tươi tắn, năng động, nói năng hoạt bát chẳng thua gì người thành phố, chỉ có bộ trang phục và mái tóc là đặc điểm riêng để có thể nhận ra chị là một phụ nữ người dân tộc. 

Cô giáo Lò Mai Cương

Âm thầm dạy trẻ khuyết tật nhiều năm mà không có một khoản thù lao, không thu tiền học phí, bà giáo Hồ Hương Nam (Tây Hồ, Hà Nội) đã mang lại con chữ cùng tình yêu thương ấm áp đến với những số phận thiệt thòi, giúp các em có được những niềm vui trong cuộc sống.

Bà giáo Hồ Hương Nam

Hiếu Nguyễn – Bảo Minh - Lan Anh

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.