Những điều nguy hiểm thợ làm móng tay không bao giờ chia sẻ với khách hàng

Nhu cầu làm đẹp của mọi người tăng lên từng ngày từng giờ và làm móng tay, móng chân phổ biến đến mức thậm chí cả nam giới cũng ưa thích. Cảm giác sạch sẽ khi được thợ làm móng tay nhặt da, giũa móng khiến mọi người tin tưởng tất cả những phương thức làm móng mà không cần suy nghĩ. 

Dù chỉ là bộ phận nhỏ bé nhưng làm móng tay, móng chân cũng có thể gây ra nhiều điều nguy hại cho sức khoẻ. Trước khi quay trở lại tiệm làm móng lần tới, hãy xem xét những hậu quả của công việc làm đẹp tưởng chừng như vô hại này.

Dụng cụ làm móng

Nguy cơ lớn nhất của việc làm móng ngoài ở những cửa tiệm là bị nhiễm trùng. Ở những cơ sở chất lượng thấp, vấn đề vệ sinh không được đề cao, nhân viên không chú ý tới việc sát khuẩn dụng cụ thì nguy cơ bị lây nhiễm nấm, thậm chí đáng sợ hơn là viêm gan B hay HIV là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Để tránh bị nhiễm trùng, mọi người nên tự chuẩn bị dụng cụ cá nhân như kìm, giũa. Ngoài ra cũng cần lựa chọn những nơi sạch sẽ và hãy đặt câu hỏi về cách làm sạch dụng cụ. 

Đừng ngần ngại khi hỏi vấn đề này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của mọi người.

Loại bỏ vết chai

Các bác sĩ không khuyên mọi người nên sử dụng dịch vụ loại bỏ vết chai trong các tiệm làm móng. Nếu có làn da mỏng, nhạy cảm hoặc lưu thông máu xấu, các công cụ mà thợ làm móng sử dụng để mài, chà xát có thể gây tổn thương bàn chân. 

Để tránh bị chai chân, mọi người nên đi những đôi giày vừa vặn, không quá chật. Ngoài ra, sử dụng kem dưỡng ẩm ở vùng da khô ráp, các vết chai chân cũng giúp chúng mềm hơn về dần dần sẽ bị loại bỏ.

Điều trị móng chân mọc ngược

Để điều trị tình trạng này đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ chuyên nghiệp vì thợ làm móng không có kiến ​​thức và trình độ. 

Việc điều trị sai móng mọc ngược có thể dẫn đến nhiễm trùng, hậu quả dẫn tới mọi người sẽ phải sử dụng kháng sinh hoặc thậm chí là loại bỏ toàn bộ phần móng. 

Nếu gặp phải tình trạng này, hãy tới bác sĩ để được kiểm tra và điều trị ngay lập tức.

Loại bỏ lớp biểu bì xung quanh móng

Lớp biểu bì bảo vệ móng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiễm trùng. Khi loại bỏ chúng, thợ làm móng có thể khiến khách hàng bị nhiễm trùng hoặc làm tổn thương vùng móng. Đến lúc móng mới mọc ra sẽ bị dày, màu sắc nhợt nhạt, không bằng phẳng mà gồ ghề. 

Tới tiệm làm móng để có bàn tay đẹp hơn nhưng kết quả lại là một bộ móng yếu và xấu xí. Các bác sĩ khuyên mọi người không nên loại bỏ lớp biểu bì mà chỉ làm mềm lớp và cắt tỉa gọn bằng các dụng cụ sạch.

Điều trị tình trạng ly móng

Móng tay, móng chân yếu có thể dẫn đến sự xuất hiện của những chỗ trống dưới móng. Thuật ngữ chuyên nghiệp của tình trạng này được gọi là onycholysis (ly móng), chỉ tình trạng phần phiến móng bên trên bị tách ra khỏi giường móng bên dưới. 

Nó xuất hiện như là hậu quả của việc làm hỏng lớp dưới của móng. Chỉ có bác sĩ mới có thể điều trị tình trạng này bằng việc kê toa vitamin, thuốc mỡ và cách vệ sinh vùng móng.

Móng tay dễ gãy

Móng tay là vốn đã mỏng manh nên khi chăm sóc cũng cần phải nhẹ nhàng với chúng. Khi móng bị gãy ngang, các chuyên gia khuyên mọi người không nên sử dụng giũa ngay lập tức.

Trước tiên, hãy sử dụng kìm cắt móng rồi sau đó mới dùng giũa để định hình. Hãy giũa định hình khi móng đã khô bởi móng ướt dễ bị tổn thương hơn.

Móng tay có màu vàng

Màu vàng của móng tay không chỉ là biểu hiện cho các vấn đề sức khỏe mà còn là hậu quả của việc làm móng kém chất lượng. Mọi người nên sơn một lớp lót bảo vệ trước khi sơn màu và chọn lựa loại sơn chất lượng cao của các hãng nổi tiếng. 

Nếu móng tay đã bị chuyển vàng, dùng kem đánh răng, tẩy tế bào chết bằng muối, rửa với chanh và ôxi già có thể giúp lấy lại màu sắc bình thường.

Xước măng rô

Xước măng rô là tình trạng phổ biến do da xung quanh móng bị khô hoặc bị cắt quá sát móng gây ra. Các chuyên gia nói rằng xước măng rô chỉ nên được cắt đều, tránh việc kéo, xé để lôi ra gây đau đớn và chảy máu. 

Để tránh bị xước măng rô, mọi người nên chú ý giữ ẩm cho da tay với các loại kem đặc biệt có chứa vitamin E và chăm sóc bởi các thợ làm móng chuyên nghiệp.

Cạo lông trước khi làm móng

Nhiều người luôn cạo lông trước khi đến tiệm làm móng để trông thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, các thợ làm móng chia sẻ rằng họ không chú ý tới điều này nên mọi người cũng không cần cạo lông. 

Điều này có thể gây tổn thương da do lỗ chân lông mở rộng hơn và nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

Sơn móng tay

Sơn móng tay và các sản phẩm liên quan có chứa nhiều hóa chất nguy hại. Những thành phần này có thể làm hại móng, thậm chí mùi từ sản phẩm gây ra phản ứng dị ứng hoặc hen suyễn. 

Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên nên xoá bỏ lớp sơn móng tay sau mỗi 3-4 tuần và nghỉ ngơi sau 6-8 tháng. Khoảng thời gian nghỉ sơn móng lý tưởng nhất là 105 ngày để móng mới mọc hoàn chỉnh.

Đèn UV

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn như sơn thường, sơn dạng gel, sơn shellac,... Trong đó, đèn UV dùng để làm khô sơn shellac cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Tia cực tím của đèn UV có thể làm tổn thương da và theo các bác sĩ, nó thậm chí có thể dẫn đến bỏng da. Vì vậy, trước khi đến tiệm làm móng, hãy bôi kem bảo vệ lên da hoặc chọn những tiệm sử dụng đèn LED.

Ngâm chân trong nước nóng

Lý do xuất hiện các vết nứt nẻ trên bàn chân có thể là do sử dụng bồn ngâm nóng cho chân. Những người có chân thường bị sưng, làn da khô nên tránh ngâm chân thời gian dài trong nước nóng. 

Để cải thiện sức khoẻ làn da, các chuyên gia khuyên nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thường xuyên.

Theo vietq.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Zidane có cơ tái hợp CLB Real Madrid.

HLV Zidane có bến đỗ lý tưởng

GD&TĐ - Chủ tịch Florentino Perez và HLV Zidane đang thảo luận bàn về việc tái ngộ của cả 2 tại Santiago Bernabeu vào mùa hè 2024.
Khi vùng đệm được thiết lập, việc tấn công lãnh thổ Nga nằm ngoài khả năng của M777 Ukraine.

Căng thẳng tạo vùng đệm?

GD&TĐ - Tại cuộc họp báo về kết quả cuộc bầu cử năm 2024, ông Putin tuyên bố Nga phải tạo ra một "vùng đệm" tại các vùng lãnh thổ hiện do Kiev kiểm soát.