Vẫn biết là hàng triệu triệu phụ nữ đã trải qua điều này trước bạn và vẫn sống sót nhưng đúng là lần đầu tiên sinh lúc nào cũng rất khó khăn.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn đặt ra cho mình một kế hoạch sinh đẻ thật tốt. Nhưng cũng không cần phải to tát quá đâu. Đó có thể đơn giản chỉ là một danh sách những thứ bạn muốn hoặc một điều gì đó chi tiết hơn, danh sách những bà đỡ đẻ có kinh nghiệm nhất chẳng hạn.
Và dưới đây là một số điều cần suy nghĩ trước khi bạn lên kế hoạch cho bản thân:
1. Bạn muốn sinh con trong môi trường thế nào?
Đây là vấn đề về việc bạn có cảm thấy an toàn hay không. Nếu ở trong một môi trường của những cái áo blouse trắng, máy kêu bíp bíp và một nguồn thuốc dồi dào khiến cho bạn cảm thấy yên tâm thì hãy chọn sinh con ở bệnh viện.
Nếu bạn cảm thấy thoải mái hơn trong một môi trường giản dị, nhưng lại muốn có sự chuyên nghiệp của các bác sĩ khoa sản thì có thể một trung tâm sinh sản sẽ phù hợp với bạn.
Môi trường sinh con ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của mẹ bầu.
Còn nếu bạn không có hứng thú với việc sinh con trong một môi trường đầy dụng cụ y tế thì có thể chọn cách sinh tại nhà.
2. Tìm hiểu cách làm việc của người chăm sóc bạn ngay từ đầu
Trước khi áp lực sinh con ập đến thì họ sẽ để cho bạn có thể kéo dài thai kỳ bao lâu? Hầu hết các nơi đều có cách kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần.
Có lẽ bạn muốn được kéo dài cho đủ ngày đủ tháng hoặc có lẽ bạn không muốn động chạm gì và cứ để cho mọi chuyện tự nhiên xảy ra. Tôi đã đọc các rủi ro và những con số thông kê xung quan việc thai chết lưu hoặc quá ngày mà vẫn chưa sinh.
Và với những lập luận đó, tôi đã tranh luận với các chuyên gia tư vấn khi họ nói với tôi rằng tôi đã “đặt cược mạng sống của con mình” vì không đồng ý kéo dài thêm 10 ngày thai kỳ.
3. Có nên sử dụng các phương pháp giảm đau?
Khí gas và không khí, chất pethidine, epidurals, nước sạch hay những kỹ thuật giúp thư giãn… Hãy tìm hiểu tất cả những phương pháp bạn có thể được cung cấp khi sinh, những ưu và khuyết điểm của từng cái, cả những tác động có thể gây ảnh hưởng đến em bé nữa.
Bạn muốn sinh với một nữ hộ sinh không ngừng bảo bạn hít thở thật sâu vào và không cần giảm đau, hay bạn muốn dùng mọi loại phương pháp giảm đau cùng một lúc? Hãy xem xét kĩ vấn đề này
4. Bạn muốn ai ở bên cạnh bạn lúc sinh?
Mẹ của bạn? Chồng bạn? Bạn có thể sẽ cần một ai đó giữ cho bạn bình tĩnh và động viên đấy.
Gia đình là nguồn động viên quý giá.
5. Điều gì sẽ làm cho bạn cảm thấy thoải mái?
Có lẽ ý tưởng “lý tưởng” nhất của bạn là thư giãn trong một bồn nước nóng, nếu vậy thì bạn nên chọn cách sinh con dưới nước.
Còn nếu bạn là người yêu thích âm nhạc? Hãy thử tìm hiểu xem liệu bạn có nên rặn bé ra trong khi nghe theo một danh sách những bài hát ưa thích không nhé.
Nến thơm, tinh dầu và kỹ thuật mát xa có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy. Bạn có muốn sử dụng một thiết bị sinh nở nào đó không?
Một số người muốn dùng đến quả bóng tập gym khổng lồ, số khác lại chỉ muốn sinh một cách bình thường. Kiểm tra kỹ tất cả mọi thứ như vậy sẽ khiến bạn không phải thất vọng khi bắt đầu “chiến đấu” đâu.
6. Vậy còn kế hoạch B thì sao?
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không hài lòng với cách làm việc của nữ hộ sinh hay có một xung đột nào đó với người chăm sóc cho bạn? Hãy nghĩ kĩ, nói với người nhà của bạn và yêu cầu một người khác đến thay.
Còn điều gì sẽ đến nếu bà đỡ của bạn đến và nói “Cắt tầng sinh môn!”?? Không biết nó là gì thì bạn nên tìm hiểu ngay bây giờ đấy. Hãy chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất nhưng không phải cứ suy nghĩ mãi về chúng đâu.
Hãy nghĩ về lựa chọn của bạn trước khi sinh mổ là gì? Bạn muốn ai ở bên bạn lúc đó? Ai sẽ thu thập thông tin cho bạn về những gì đang xảy ra lúc bạn đẻ?
7. Bạn muốn làm gì sau khi sinh xong?
Cuối cùng thì cũng xong, em bé đã ra ngoài! Đã đến lúc bạn nên cân nhắc xem lúc nào thì kẹp rốn bé. Liệu các nữ hộ sinh hoặc các bác sĩ sẽ cho phép bạn tiếp xúc da với bé ngay lập tức không? Liệu bạn có thể gọi khi cần hỗ trợ việc cho con bú không?
Và quan trọng nhất là: Khi nào thì bạn có thể về nhà? Các bệnh viện đều sẽ đưa ra lời khuyên nếu bạn hỏi, vì vậy đừng ngại gì mà không hỏi nhé.