Những điểm mới cần biết về xử phạt vi phạm giao thông

Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2016, tuy nhiên rất nhiều người tham gia giao thông chưa nắm được hết những quy định mới của Nghị định này.

Những điểm mới cần biết về xử phạt vi phạm giao thông
Nhung diem moi can biet ve xu phat vi pham giao thong - Anh 1

Ảnh minh họa.

Đến thời điểm này, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã đưa vào thi hành được gần 1 tháng. Tuy nhiên nhiều người tham gia giao thông vẫn chưa biết cụ thể những quy định mới mà người tham gia giao thông cần chú ý:

Thứ nhất, Nghị định sửa đổi mô tả lại để làm rõ hơn đối với 105 hành vi và nhóm hành vi vi phạm (ô tô: 65; mô tô: 08; xe máy chuyên dùng: 06; tổ chức cá nhân vi phạm quản lý hành lang an toàn GTĐB: 10; kinh doanh vận tải: 10; chủ phương tiện 23; đào tạo lái xe: 05...)

Cụ thể:

- Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô: chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức) (điểm c khoản 3 Điều 5, điểm a khoản 4 Điều 6);

Nghị định 171 không quy định cụ thể như ở phần in đậm nên quá trình thực hiện CBCS còn vận dụng khác nhau

- Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn (điểm g khoản 3 Điều 5, điểm c khoản 2 Điều 6, điểm e khoản 3 Điều 7);

Nghị định 171 không quy định cụ thể giờ các phương tiện phải sử dụng đèn chiếu sáng, gây khó khăn cho công tác xử lý và xác định như thế nào là trời tối.

Thứ hai, bổ sung 45 hành vi và nhóm hành vi chưa được quy định trong các Nghị định trước đây như: Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô: lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định đối với xe được quyền ưu tiên; Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm l khoản 1 Điều 5) để phù hợp với Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 mà Việt Nam vừa mới gia nhập;

Lưu ý: Việc áp dụng quy định này trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được thực hiện kể từ ngày 01/01/2018.

Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường (điểm l khoản 3 Điều 5) để phù hợp với Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ mà Việt Nam vừa mới gia nhập. Lưu ý: Việc áp dụng quy định này được thực hiện kể từ ngày 01/01/2017.

Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà) (điểm c khoản 4 Điều 5);

Thứ ba, điều chỉnh mức tiền phạt và hình thức tước quyền sử dụng GPLX đối với 115 hành vi và nhóm hành vi vi phạm giao thông đường bộ và 68 hành vi và nhóm hành vi vi phạm giao thông đường sắt gồm:

- Nhóm hành vi vi phạm về nồng độ cồn;

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về tốc độ;

- Nhóm hành vi vi phạm trên đường cao tốc;

- Một số hành vi vi phạm quy tắc giao thông;

- Nhóm hành vi chở hàng quá trọng tải cho phép chở của phương tiện;

- Một số hành vi vi phạm liên quan đến kinh doanh vận tải đường bộ;

Cụ thể:

* Nhóm vi phạm về nồng độ cồn:

- Đối với ô tô: Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ bị tăng mức tiền phạt từ 10-15 triệu lên 16-18 triệu, đồng thời tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng lên khung từ 04 tháng đến 06 tháng

- Đối với mô tô: Người điều khiển xe trên đường mà hơi thở có nồng độ cồn quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ tăng mức phạt tiền từ 500-1 triệu lên 1 triệu đến 2 triệu và tăng thời hạn tước GPLX từ 02 tháng lên khung từ 03 tháng đến 05 tháng.

Đối với người điều khiển xe trên đường mà hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, sẽ bị tăng từ 2-3 triệu lên mức 3 - 4 triệu và tăng thời hạn tước GPLX từ 02 tháng lên khung từ 03 tháng đến 05 tháng;

* Nhóm hành vi vi phạm quy định về tốc độ:

- Đối với ô tô: chạy quá tốc độ từ 20km/h đến 35km/h, bị tăng mức phạt tiền từ 4-6 triệu lên mức từ 5-6 triệu

- Đối với mô tô: chạy quá tốc độ trên 20km/h, bị tăng mức phạt từ 2-3 triệu lên mức 3-4 triệu.

*Nhóm hành vi vi phạm trên đường cao tốc:

- Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc, tăng mức phạt tiền từ 200-400 nghìn lên mức 500-1 triệu; tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng;

- Điều khiển xe máy, xe đạp, xe thô sơ đi vào đường cao tốc: tăng mức phạt tiền từ 100-200 nghìn lên mức từ 400-600 nghìn;

- Người đi bộ đi vào đường cao tốc: tăng mức phạt tiền từ 80-100 nghìn lên mức từ 100-200 nghìn;

- Đón, trả hành khách trên đường cao tốc: tăng từ 1-2 triệu đồng lên 5-6 triệu

* Nhóm hành vi chở hàng quá trọng tải cho phép chở của phương tiện:

- Đối với người điều khiển phương tiện: Tách thêm hành vi chở hàng quá trọng tải cho phép chở của phương tiện trên 150% và tăng mức phạt từ 7-8 triệu lên 8-12 triệu (trước đây chỉ có quy định xử phạt đối với hành vi chở quá trọng tải trên 100%).

- Đối với chủ phương tiện là cá nhân: tách và tăng mức xử phạt đối với hành vi giao phương tiện cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện chở quá trọng tải cho phép trên 150% từ 16-18 triệu lên 18-20 triệu.

* Đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải đường bộ:

- Chở quá số người trên xe ô tô chở khách, ô tô chở người đối với tuyến có cự ly đến 300km: tăng từ 300-500nghìn /1 người chở quá lên 400-600nghìn/1 người chở quá

- Chở quá số người trên xe ô tô chở khách, ô tô chở người đối với tuyến có cự ly trên 300km tăng từ 800-1triệu/1 người chở quá lên 1-2 triệu/1 người chở quá

- Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe hợp đồng không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, không có hoặc không mạng theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định: tăng từ 500-800 nghìn lên 1-2 triệu.

* Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông:

- Đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (gộp vượt đèn vàng và vượt đèn đỏ thành 01 hành vi) tăng từ 600-800 lên nghìn 1,2 - 2 triệu; không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông tăng từ 800-1,2 triệu lên 1,2 triệu – 2 triệu.

- Đối với người điều khiển xe ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ, tăng từ 800-1,2 triệu lên 2-3 triệu;

- Đối với người điều khiển xe ô tô lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông tăng từ 15-20 triệu lên 18-20 triệu.

+ Người đang điều khiển xe mô tô sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính tăng từ 60-80 nghìn đồng lên 150-250 nghìn đồng.

Theo VnMedia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ