Dưới đây là năm địa danh xinh đẹp trên thế giới nên tham quan trước khi chúng bị biến mất theo thời gian và sự tàn bạo của biến đổi khí hậu.
1. Venice, Ý
Thành phố mang tính biểu tượng này, ‘Thành phố tình yêu’, nằm về phía Đông Bắc nước Ý, bao gồm một phần bên trong đất liền và rất nhiều đảo nằm san sát nhau trên một hồ nước mặn Veneta rộng lớn gần 600km2 tuôn chảy vào biển Adriatic, hiện đang lún xuống một cách nhanh chóng. Mực nước của các con kênh đào tạo nên các tuyến đường giao thông đi lại của Venice tăng cao 2 mm mỗi năm, nhấn chìm các di tích lịch sử và kiến trúc tráng lệ. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không sớm can thiệp, thành phố trên các trụ này sẽ bị nhấn chìm vào nước với tốc độ nhanh hơn do sự tan chảy của các tảng bang làm mực nước biển dâng cao.
2. Machu Picchu, Peru
Những phế tích của người Inca đã thu hút những du khách yêu thích mạo hiểm khám phá các ngọn núi của Nam Mỹ để chiêm ngưỡng một di tích khảo cổ đẹp và bí ẩn nhất thế giới, ‘Thành phố bị lãng quên’. Các tác động xói mòn tự nhiên tăng nhanh do tác động của ngành du lịch. Chính phủ Peru vừa đề xuất sử dụng tàu cáp treo để giảm thiểu các tác động mạnh lên các di tích do khách bộ hành gây ra; tuy nhiên, dự án này chưa thể trở thành hiện thực vì Chính phủ lo sợ rằng nó có thể tổn hại đến các khu di tích, và vì thế, tương lai của Machu Picchu vẫn chưa chắc chắn.
3. Madagascar, Châu Phi
Hòn đảo lớn nằm tách biệt ở phía nam Châu Phi, bao quanh bởi Ấn Độ Dương này nổi tiếng về sự đa dạng, độc đáo của quần thể sinh vật. Có nhiều loài chỉ có ở Madagascar mà không hiện diện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Điều lạ là cùng khí hậu thảo nguyên và nhiệt đới mưa nhiều nhưng ở Madagascar không có các loại động vật lớn thường thấy ở đại lục châu Phi như voi, hà mã, sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ… mà lại có rất nhiều động vật quý hiếm mà đại lục châu Phi không có như khỉ cáo và linh miêu mã đảo cũng như có nhiều cây lâu đời nhất trên thế giới, loại cây Baobab cổ đại. Tuy nhiên, nạn phá rừng bừa bãi đã khiến quần thể động thực vật của ‘thiên đường ngoài trời’ này có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Công viên Quốc gia Glacier, tiểu bang Montana, Mỹ
Công viên này nằm trên biên giới của Canada và Mỹ, có diện tích 4000km2, gồm hai dãy núi, hơn 130 hồ nước, có tới 1000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật. Điều đặc biệt của công viên này là nơi đây có khoảng 150 sông băng đã tồn tại từ giữa thế kỷ 19, trong đó 25 sông băng vẫn còn hoạt động, và được công nhận là di sản thế giới. Hiện tượng nóng dần lên của trái đất đã và đang làm tan chảy cảnh đẹp hung vĩ của các tảng băng nơi đây; theo ước đoán, ‘kiệt tác thiên nhiên’ này sẽ hoàn toàn biến mất trong hai thập kỷ tới.
5. Rạn san hô lớn nhất thế giới the Great Barrier, Úc
Trải dài hơn 2.000 km dọc theo biển, khối san hô sống lớn nhất hành tinh ở Queensland được công nhận là di sản thế giới. Du khách thích thú ngắm nhìn hàng tram loại san hô rực rỡ sắc màu và cuộc sống dưới lòng đại dương, hay trải nghiệm những vùng biển êm ả khoe sắc màu của rạn san hô, lặn sâu xuống dưới, lặn xuống các đường hầm và hang động dưới nước. Tuy nhiên, 50% quần thể rạn san hô này đã chết bởi sự tàn phá của môi trường ô nhiễm và bệnh tật.