Những con bạc khuynh đảo sòng bài (kỳ cuối)

Những con bạc khuynh đảo sòng bài (kỳ cuối)

Akio Kashiwagi

Ông thường xuyên đặt cược số tiền lên tới 10 triệu dollar trong mỗi lần chơi. Đó cũng là lúc ông gặp gỡ và trải qua một chặng đường với Donald Trump.

Khi đó, ông Trump đã mua ba sòng bạc ở Atlantic City và nóng lòng thu hút những con bạc khét tiếng để tạo ra tiếng tăm cho sòng bạc của mình.

Kashiwagi dường như là người lý tưởng. Kashiwagi chơi baccarat, và thường đặt cược 250.000 dollar mỗi lần xuống tay. Mặc dù đã được khuyên phải thận trọng với tay chơi lớn này, Trump vẫn khăng khăng mời Kashiwagi chơi tại sòng bạc của mình.

Thoạt đầu, Donald Trump rất vui mừng khi Kashiwagi ngồi vào một chiếc bàn đặc biệt. Có tới hàng trăm người đổ vào sòng bạc để xem con bạc lớn này chơi. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 30 phút, Trump bắt đầu lo lắng, khi Kashiwagi giành được tới 500.000 dollar. Đến cuối đêm đầu tiên, ông đã kiếm được 4 triệu dollar.

Khi kiếm được 6 triệu dollar, Kashiwagi quyết định rằng ông đã “biểu diễn” đủ cho người xem. Kashiwagi chuyển số chip của mình thành tiền mặt và trở về Nhật Bản. Donald Trump đã rất tức giận và quyết định… mời Kashiwagi một lần nữa.

Lần này, Trump thỏa thuận rằng Kashiwagi sẽ mang đến 2 triệu dollar và sẽ không được rời đi cho đến khi anh ta đã nhân đôi số tiền của mình, hoặc mất rất nhiều.

Kashiwagi đã chơi, và sau 5 ngày, số tiền con bạc khét tiếng này lỗ 10 triệu đô la. Tại thời điểm đó, Trump đã dừng cuộc chơi. Kashiwagi tuyên bố rằng đây là trò xấu chơi, và tức giận vì bị xúc phạm. Tuy nhiên, Kashiwagi đã để lại một tấm séc trị giá 6 triệu dollar, trả khoản lỗ.

Trò chơi đã kết thúc không vui cho cả hai bên. Cả ba sòng bạc của Trump, đều bị phá sản, trong khi Kashiwagi bị phát hiện giết hại dã man tại nhà ngay sau đó. Ông đã bị đâm 150 nhát bằng thanh kiếm Samurai.

Nick Leeson (giữa)
 Nick Leeson (giữa)

Nick Leeson

Thực tế, có những tay chơi cờ bạc lớn nhất thế giới thậm chí không cần đặt chân vào một sòng bạc mà vẫn thu bộn tiền. Đó là trường hợp của Nick Leeson, một nhà quản lý quỹ cho Ngân hàng Baring, ngân hàng lâu đời thứ hai trên thế giới và là một trong những ngân hàng độc quyền nhất.

Mới chỉ 27 tuổi, Leeson là một trong những nhà giao dịch ngôi sao của ngân hàng và đã tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho ngân hàng. Tuy nhiên, các hệ thống của ngân hàng lại lỏng lẻo, cho phép Leeson được giao trách nhiệm kiểm tra các giao dịch… của chính mình. Điều đó cũng có nghĩa là không ai kiểm tra cả.

Khi giao dịch của mình không thành công, thay vì báo cáo các khoản lỗ, Leeson đã tạo một tài khoản bí mật để che giấu các khoản lỗ của mình và cố gắng tạo ra sự khác biệt với các giao dịch rủi ro hơn.

Và vẫn không có ai kiểm tra.

Năm 1995, Leeson đã thực hiện một canh bạc ngắn hạn về chỉ số Nikkei, với hy vọng giá trị của nó sẽ ổn định chỉ sau một đêm. Thật không may cho Leeson, một trận động đất đã tấn công Nhật Bản vào tối hôm đó và Nikkei đã giảm đáng kể.

Leeson đã thực hiện một vài giao dịch tuyệt vọng hơn, và khi nhận ra rằng trò chơi đã kết thúc, anh ta đã bỏ trốn, chỉ để lại một lời nhắn đơn giản: Tôi xin lỗi.

Vào thời điểm bị bắt ở Đức, khoản lỗ của Leeson đã được tính toán là hơn 1 tỷ dollar, khiến ngân hàng lâu đời thứ hai trên thế giới đã bị phá sản.

Leeson bị kết án 4 năm tù và sau này kiếm sống bằng nghề diễn giả. Bộ phim xuất sắc Rogue Trader dựa trên câu chuyện có thực của Leeson.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ