Những cô dâu dát vàng ở Ấn Độ

Tại Ấn Độ, đám cưới sẽ không thể cử hành nếu thiếu vàng. Vì thế, các gia đình phải chuẩn bị trong nhiều thập kỷ để có thể tổ chức một tiệc cưới xa hoa.

Những cô dâu dát vàng ở Ấn Độ

Trung bình mỗi năm có khoảng 20 triệu đám cưới được tổ chức tại Ấn Độ. “Tuy nhiên, đám cưới sẽ không thể cử hành nếu thiếu vàng”, Vithika Agarwal, đồng sáng lập công ty tổ chức tiệc cưới ở Bangalore cho biết. “Không quan trọng giàu hay nghèo, bạn phải khoe ra được thật nhiều vàng trong ngày cưới để chứng tỏ sự giàu có và thịnh vượng”.

Đồ trang sức vàng cô dâu đeo trên người bao gồm phụ kiện tóc, khuyên, nhẫn, bông tai, dây chuyền, thậm chí là bùa hộ mệnh. “Đôi khi bạn sẽ thấy vàng còn nhiều hơn cả gương mặt cô dâu”, Somasundaram PR, giám đốc điều hành Hiệp hội vàng thế giới (WGC) tại Ấn Độ nói.

Cũng theo số liệu từ WGC, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc với số lượng vào khoảng 800 đến 1.000 tấn mỗi năm. “Ấn Độ có tác động rất lớn tới giá vàng thế giới. 50 – 60% số vàng được dùng để làm đồ trang sức cho cô dâu”, Somasundaram cho biết.

“Đám cưới ở Ấn Độ thường rất lớn”, Agarwal chia sẻ. “Vì thế các gia đình phải chuẩn bị trước nhiều thập kỷ. Một đám cưới trung bình có khoảng 3.000 đến 6.000 khách mời, kéo dài trong ít nhất 3 ngày”.

Công ty của Agarwal chuyên tổ chức đám cưới cho các gia đình thượng lưu, những người sẵn sàng chi 200.000 USD cho các bữa tiệc xa xỉ. Chiếc sari thêu chỉ vàng cô dâu mặc trong ngày cưới cũng có giá 3.000 USD.

Các gia đình Ấn Độ tiết kiệm cả cuộc đời mình chỉ để chuẩn bị cho đám cưới. Họ đầu tư vào vàng khi cô dâu còn là một bé gái. “Nó giống như một sự bảo đảm, không có vàng sẽ không có đám cưới”, Agarwal cho biết.

Theo phong tục Ấn Độ, đàn ông là người kế thừa đất đai và tài sản của gia đình, vì thế khi các cô gái lấy chồng, vàng là người bạn tốt nhất. “Mặc dù bây giờ mọi người đều bình đẳng, truyền thống này vẫn tiếp tục và dường như sẽ không phai nhạt đi trong nhiều năm tới”, Somasundaram nói.

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...
Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".