Sau đây là những cách giúp phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa:
- Tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện.
- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
- Tránh lội và ngâm mình lâu ở vùng nước ô nhiễm.
- Trong kỳ kinh phải dùng băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần).
- Cần vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Mặc quần lót cotton sáng màu sẽ giúp "vùng kín" luôn khô thoáng và sạch sẽ hơn.
- Không thụt rửa âm đạo.
- Không dùng chất bôi trơn âm đạo có chứa dầu trong thành phần vì sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
- Nếu đang điều trị nhiễm khuẩn âm đạo, không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh bị nặng hơn và có thể truyền bệnh cho bạn đời.
- Tránh dùng các sản phẩm gây kích ứng vùng âm đạo, chẳng hạn như các loại nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm...
- Tránh mặc các loại quần áo bó chặt trong thời gian dài, như quần áo tập thể thao, quần lót chật...
- Viêm nhiễm âm đạo thường gây ngứa rát vì thế cần tránh gãi gây xước làm bệnh trầm trọng hơn.
- Nếu kỳ nguyệt san "xuất hiện" khi đang dùng các loại kem hay thuốc điều trị bệnh "vùng kín", hãy tiếp tục dùng thuốc đều theo chỉ định.
- Nếu tự điều trị bệnh viêm nhiễm âm đạo mà không thấy tiến triển gì thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Không nên dùng các sản phẩm hoặc thuốc điều trị 48 giờ trước khi đi khám phụ khoa. -Nên vệ sinh từ trước ra sau "vùng kín" sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện.
Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch... để tắm rửa. Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.