Nhiếp ảnh gia người Ý Mattia Passarini đã sống ở châu Á từ năm 2006, nơi ông có thể ghi lại bằng hình ảnh những nền văn hóa ít được biết đến. Niềm đam mê chụp ảnh những thói quen, phong tục, tập quán của những bộ lạc đang dần biến mất đã mang lại cho ông giải thưởng nhiếp ảnh du lịch của National Geographic năm 2016.
Nhận biết về sự mất dần đi của các bộ lạc dân tộc ít người, Passarini càng khao khát đi khám phá những nơi ít người đặt chân đến. Cho dù đó là Bambuti - một trong những thuộc người bản địa xa xưa nhất của Congo hay người Lô Lô của Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan thì những bức ảnh của ông là minh chứng quý báu đối với những nền văn hóa này.
Khi thế giới dần trở nên kết nối toàn cầu thông qua phương tiện truyền thông và công nghệ, những bức chân dung mạnh mẽ hiển thị trong các tác phẩm của Passarini nhắc nhở chúng ta về giá trị độc nhất của nó. Những bộ trang phục truyền thống, hình xăm, trang sức và các hình vẽ trên cơ thể hiện lên đầy tự hào trong các bức ảnh.
Nhiếp ảnh gia Mattia Passarini sống ở châu Á từ năm 2006 và phần lớn các chuyến đi của ông là ở khu vực này (Ảnh: phụ nữ Ladakh, Ấn Độ)
Theo ông, châu Á là nơi tập trung rất nhiều các dân tộc bản địa ít người biết tới (Ảnh: một cô bé dân tộc Long Horn Miao, một trong 55 nhóm dân tộc thiểu số được chính phủ Trung Quốc công nhận)
Ông thường dành vài ngày với mỗi bộ tộc khác nhau để làm quen với họ (Ảnh: một cô gái bộ tộc Kutch, Tây Ấn Độ)
Một khi sự tò mò của người dân qua đi, bạn sẽ trở nên vô hình và khi bạn có thể chụp ảnh họ ở trạng thái tự nhiên nhất. (Ảnh: Người phụ nữ từ các cộng đồng bộ lạc Kinnaura).
Dân tộc hấp dẫn nhiếp ảnh gia nhất là những người thuộc bộ tộc Yalo, sống ở khu vực xa xôi hẻo lánh ở Tây Papua. Bạn chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi bộ 7 ngày qua núi Yalimo. (Ảnh: người Kalash ở Pakistan)
Những nét văn hóa đặc trưng như hình xăm, hình vẽ cơ thể là nét đặc trưng trong các bức ảnh của Passarini (Ảnh: nhóm người lùn Bambuti của nước Cộng hòa Dân chủ Congo)
Đó là vì ông lo sợ những truyền thống đó dần biến mất. Ông muốn nhìn thấy họ với đôi mắt của riêng mình (Ảnh: người phụ nữ Lô lô, một nhóm dân tộc ở Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan)
Một trong những lý do khiến Passarini đam mê khám phá những nhóm dân tộc thiểu số vì ở đây, ông cảm thấy như được tách hẳn ra với thế giới công nghệ trên toàn cầu (Ảnh: người phụ nữ Mentawai, trong những hòn đảo Siberut)
Tại đây, người dân vẫn gắn bố với các mối quan hệ giữa người với người và thiên nhiên đóng một vai trò cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của họ. (Ảnh: người phụ nữ Kenyah, Borneo).
Hành trang của nhiếp ảnh gia rất đơn giản. Ông không sử dụng đèn flash, chân máy, hoặc các thiết bị khác. (Ảnh: người đàn ông Iban, Malaysia)
Thông thường, ông chỉ mang theo hai thân máy, hai ống kính và máy ảnh phim (Ảnh: người đàn ông bộ tộc Yali)
Khi thế giới dần trở nên kết nối toàn cầu thông qua phương tiện truyền thông và công nghệ, những bức chân dung mạnh mẽ hiển thị trong các tác phẩm của Passarini nhắc nhở chúng ta về giá trị độc nhất của nó. (Ảnh: Người đàn ông Lô Lô)
Người phụ nữ thuộc làng Khả Gia, Burang, Tây Tạng
Hiện nay, Passarini đang lên kế hoạch chụp ảnh các bộ tộc ở Ấn Độ và Nepal (Ảnh: Người phụ nữ bộ tộc Drokpa, bắc Ấn Độ)