Cuộc sống của thai nhi bé bỏng không nhàm chán như bạn nghĩ, mà thay vào đó cũng là cảm giác vui, biết cười, có thể nếm và ngửi.
1. Nhận biết âm thanh
Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể lắng nghe, trong vài hoàn cảnh, còn nhận biết được âm thanh. Đặc biệt, bé có thể nhận diện được giọng nói của mẹ một cách khá chính xác. Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, thai nhi hoàn toàn có khả năng biểu lộ được việc mình nắm bắt được giọng nói của mẹ như thế nào.
Thông tin thú vị khác là các nhà khoa học chứng minh rằng trẻ thích nghe giọng nói của mẹ hơn bất kỳ ai.
2. Phân biệt các ngôn ngữ
Trẻ rất nhạy bén với các âm thanh ngay từ trong bụng mẹ. Thậm chí còn học ngôn ngữ mẹ đẻ từ khi chưa chào đời. Trẻ sẽ dành nhiều sự chú ý với ngôn ngữ của người mẹ hơn bất kỳ ai hay âm thanh từ đâu.
Vì trẻ đã cảm nhận được vị ngọt, đắng và chua nên mẹ bầu hạn chế thử những món ăn có mùi vị lạ. (Ảnh minh họa)
3. Nắm bắt ánh sáng
Mắt của thai nhi thường nhắm cho đến tháng thứ 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, thậm chí nếu có mở mắt, trẻ không nhìn thấy nhiều những gì ở xung quanh. Trên thực tế, một số nghiên cứu khẳng định thai nhi hoàn toàn có thể nhận biết được ánh sáng cho dù nhắm mắt. Qua hình ảnh siêu âm, ta có thể thấy trẻ sắp chào đời sẽ nhắm, mở mắt liên tục, để quen dần với hành động chớp mắt.
4. Cảm nhận hương vị
Từ khoảng 15 tuần thai trở đi, bé đã có thể cảm nhận được vị ngọt, chua và đắng trong những món bạn ăn. Điều này giải thích vì sao mẹ bầu không nên thử những loại gia vị hay đồ ăn lạ vì có thể ảnh hưởng không tốt tới em bé, cũng như hương vị sữa của bạn sau này.
5. Phát triển khứu giác
Ngoài biết nếm vị, thai nhi còn có khả năng ngửi mùi. Nước nối được cho là có mùi giống thìa là Ai Cập, tỏi và một số loại gia vị mẹ bầu hay ăn. Trẻ phát triển trong môi trường đầy nước ối, nên có thể nuốt và thở cùng với loại dung dịch này. Điều đó giải thích vì sao khi sau khi chào đời, trẻ đã nhận biết và quen với mùi của mẹ. Thậm chí, trẻ còn thích được bú bầu ngực của mẹ khi chưa được rửa sạch mùi tự nhiên từ cơ thể.