Nhớ về Maria Montessori, nhà cải cách giáo dục tài ba

Nhớ về Maria Montessori, nhà cải cách giáo dục tài ba

3 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình

Bà Maria Montessori sinh ngày 31/8/1870, tại quận Chiaravalle, nước Ý, và mất ngày 6/5/1952 tại Hà Lan. Những phương thức giáo dục của Maria Montessori góp phần tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực giáo dục không chỉ cho nước nhà, mà ngay cả tại nước Mỹ, tạo ảnh hưởng lớn trong việc giáo dục trẻ em trên toàn thế giới.

Mặc dù được biết đến như một nhà giáo dục tài ba, bà Maria Montessrori còn giữ cương vị một nhà khoa học và một bác sĩ. Bà cũng là người phụ nữ Ý nổi tiếng đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Y khoa. Những cống hiến của bà luôn vì lợi ích của trẻ em, đặc biệt bà từng ba lần liên tiếp được để cử nhận giải Nobel Hòa bình vào những năm 1949, 1950 và 1951.

Từ bác sĩ đến nhà giáo

Lúc sinh thời, Maria Montessori là một phụ nữ tự tin và giàu nghị lực. Ở trường, bà học rất giỏi và thường giữ vị trí quán quân trong những trò chơi và những cuộc đàm luận. Vào năm 13 tuổi, Maria theo học chuyên ngành kỹ thuật - ngành hiếm có phụ nữ học vào thời bấy giờ. Trong thời gian học, bà luôn giành được kết quả xuất sắc trong tất cả kỳ thi.

Vẫn ôm ấp hoài bão nâng cao kiến thức bản thân, Maria lại tiếp tục theo đuổi các môn học khác như toán và ngôn ngữ của Học viện Regio Istituto Tecnico Leonard da Vinci. Tại đây, bà cũng đạt kết quả tốt trong mọi môn học. Trong số các môn học, Maria thích nhất là khoa sinh vật học. Đó cũng là động lực để Mria theo học ngành y và trở thành bác sĩ.

Những lần khám bệnh cho trẻ em, Maria nhận thấy đa phần trẻ em có khuynh hướng bị ức chế vì theo đuổi bộ môn tâm lý và triết lý giáo dục. Từ một bác sĩ, Maria nay trở thành nhà giáo dục tâm lý giáo dục từ Trường Đại học Rome. Cũng từ đó, bà dành nhiều thời gian để nghiên cứu sâu các vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý giáo dục.

Sau một thời gian, Maria quyết định thành lập nhà trẻ Casadei Bambini, với khoảng 60 trẻ. Các trẻ em tại đây được dạy theo phương pháp mới - đó là thoải mái vui chơi và quan sát, có thể làm những gì mình nghĩ ra và yêu thích nhất. Trong khi đó, bà Maria chỉ giữ nhiệm vụ quan sát, gợi ý hoặc ghi nhận những thành quả của các em. Kết quả cho thấy, những trẻ em theo học tại Casadei Bambini có sự vượt trội hơn hẳn về trí tuệ so với các trẻ cùng trang lứa theo học nơi khác.

Cũng từ đây, Maria nảy ra ý tưởng nghiên cứu phương pháp giáo dục chủ yếu thiên về trực quan thực hành, trong đó trẻ em được tự do quan sát và phát huy tính sáng tạo trong học tập, và cho ra đời cuốn sách có tên “Trẻ tự học”. Nội dung sách đề cập đến việc trẻ em ở mọi lứa tuổi cần có cơ hội phát triển về trí lực khi được học tập trong môi trường, được thể hiện những khả năng của bản thân và kiến thức thích hợp theo từng độ tuổi khác nhau, tương ứng với các giai đoạn phát triển về thể chất.

Đến nhà khoa học giáo dục

Khi so sánh phương pháp Montessori với hai nhà khoa học lừng danh lúc đó là Thomas Edison và Alexandre Graham Bell, bà Maria càng nhận thấy phương pháp của mình là hoàn toàn thuyết phục. Nhân cơ hội này, bà cùng hai vợ chồng nhà khoa học Graham Bell đứng ra thành lập Hiệp hội Giáo dục Montessori tại Washington D.C (Mỹ). Từ đó, tên tuổi của bà trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ và châu Âu.

Nhằm mục đích truyền bá rộng rãi phương pháp giáo dục ưu việt, bà Maria đến San Francisco mở một lớp học, giảng dạy theo phương pháp sư phạm Montessori của Hiệp hội Giáo dục quốc gia và Hiệp hội Mẫu giáo quốc tế. Cũng chính từ đây, làn sóng nhân tài ngày càng xuất hiện tại Mỹ vào giữa thế kỷ thứ XX.

Không lâu sau, bà Maria được chính phủ Anh quốc mời sang thăm London. Hiện nay, tại London vẫn còn Trung tâm Montessori chuyên về giáo dục trực quan, một mô hình mang tính kiểu mẫu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới đến đây để học hỏi, nghiên cứu. Bà cũng đến Hà Lan để thành lập Trung tâm Laren, tìm đến Ấn Độ để đảm nhận việc giảng dạy tại các trường sư phạm của thành phố New Delhi. Nhờ vào đường lối giáo dục của bà, nền giáo dục tại đây đạt nhiều thành tích rất đáng kể.

Ngày nay, phương pháp giáo dục Montessori là nền tảng vững chắc của hầu hết những nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Hiện nay, Hiệp hội Quốc tế Montessori (AMI) tại Amsterdam (Hà Lan) sẵn sàng hỗ trợ bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn vận dụng phương pháp trực quan vào nền giáo dục của nước sở tại. Một trong số phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất của Montessori đó là “Trẻ tự học”, “Phương pháp giáo dục khoa học Montessori”, “Những bí mật tuổi thơ”…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ