Từ bệnh đục nhân mắt (cataracts), hay còn gọi là mắt bị cườm – nguyên nhân gây mù lòa số 1, đến bệnh ung thư, Chuyên gia về phóng xạ, giáo sư Magda Havas thuộc Đại học Trent (Canada) đã đưa ra lý giải cụ thể về những hiểm họa tiềm ẩn từ lò vi sóng - dụng cụ nhà bếp được rất nhiều bà nội trợ ưa thích.
Tại sao lò vi sóng lại nguy hiểm?
“Điều quan trọng nhất mà mọi người cần biết là sóng viba từ lò vi sóng có thể gây rò rỉ phóng xạ. Chắc chắn nhà sản xuất không hề có ý định này. Họ đã sử dụng một tấm lưới bằng kim loại với mục đích bảo vệ sóng viba không bị rò rỉ ra ngoài.
Nhưng tôi đã thử nghiệm hơn 12 loại lò vi sóng của những nhãn hiệu phổ biến nhất trên thị trường và tất cả đều bị rò rỉ” - Giáo sư Magda cho biết.
Giáo sư Magda Havas nói: “Sóng viba làm suy giảm giá trị dinh dưỡng của mọi loại thực phẩm. Enzyme bị biến tính do quá trình phóng xạ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ nhận được một phần những dinh dưỡng mà lẽ ra bạn đáng được hưởng”.
Để minh họa, giáo sư Havas giải thích về lý do lò vi sóng bị cầm tại trang trại chăn nuôi cừu mà cô từng làm việc. Khi cừu con ra đời, giống như các em bé, chúng cần sữa non của cừu mẹ vì dòng sữa này có chứa colostrum – đậm đặc kháng thể và chất dinh dưỡng cần thiết.
“Chúng tôi thường vắt sữa cừu ra và trữ sữa son trong một cái tủ lạnh phòng trường hợp những con cừu khác không sản sinh ra đủ sữa và cừu con sẽ cần tới số sữa non này. Chúng tôi đặc biệt nhắc nhở không cho sữa đông lạnh vào lò vi sóng vì nó sẽ phá hủy colostrum” - Cô cho biết.
Sóng viba ảnh hưởng tới bạn như thế nào?
Sóng được sử dụng trong lò vi sóng thực sự được thiết kế để làm tăng nhiệt độ nước. Cơ thể chúng ta lại gồm phần lớn là nước. Do đó, cơ thể người cũng sẽ hấp thụ phóng xạ từ lò vi sóng một cách tự nhiên.
Bệnh đục nhân mắt (mắt bị cườm)
Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về mối nguy hiểm của lò vi sóng. Một điều mà phần lớn các nhà khoa học đều nhất trí là lò vi sóng có thể gây bệnh đục nhân mắt (mắt bị cườm).
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thị lực kém ở những người trên 40 tuổi. Nó cũng là nguyên nhân chủ yếu của bệnh mù lòa trên toàn thế giới, xếp trên cả bệnh tăng nhãn áp (glôcôm).
Ngoài việc thử các loại kính và kính râm chống chói mới, biện pháp hiệu quả duy nhất là phẫu thuật. “Đứng trước lò vi sóng, quan sát thực phẩm xoay tròn một cách rõ ràng trước mắt có thể gây ra bệnh đục nhân mắt. Nếu lặp đi lặp lại hành động này, bạn đang dần phá hủy đôi mắt mình” - Giáo sư Havas cho hay.
Ung thư
Có rất nhiều chất gây ung thư ở nhiều thành phần của một bữa ăn được chế biến bằng lò vi sóng. Trước hết, nhiều hộp đựng thực phẩm bằng nhựa làm rò rỉ chất gây ung thư vào thực phẩm trong quá trình hâm nóng trong lò vi sóng.
Thứ hai, thức ăn có thể hâm nóng bằng lò vi sóng chứa một số hóa chất để hỗ trợ cho quá trình này như BPA, PET, benzene, toluene và xylene - tất cả đều có mối liên hệ với bệnh ung thư.
Ảnh hưởng tới tim
Trong một nghiên cứu của chính mình, Giáo sư Havas phát hiện ra “những bằng chứng hiển nhiên” cho thấy liên tục sử dụng lò vi sóng trong các bữa ăn có thể ảnh hưởng tới tim mạch.
Giáo sư Havas đã đo nhịp tim của những người đứng gần lò vi sóng. Mỗi người trong số đó đều trải qua quá trình thay đổi nhiều lần nhịp tim khi lò vi sóng hoạt động.
Thay đổi lượng máu
Bạn không nên sử dụng lò vi sóng khi có trẻ con trong nhà.
Theo một nghiên cứu ở Thụy Sỹ, những người ăn đồ ăn nấu bằng lò vi sóng có mức sụt giảm tế bào hồng cầu và tăng tế bào bạch cầu cũng như hàm lượng cholesterol trong máu.
Cách xác định xem liệu lò vi sóng của bạn có bị rò rỉ không?
Dụng cụ: 1 chiếc điện thoại đang ở chế độ liên lạc được (không phải đang trong chế độ Trên máy bay) và 1 lò vi sóng.
Thực hiện:
1. Đặt điện thoại vào lò vi sóng và đóng cửa lại.
2. Không được bật lò vi sóng lên.
3. Gọi vào điện thoại từ một nơi khác.
Nếu điện thoại reo, điều đó có nghĩa là sóng viba được dùng để tạo ra sự kết nối có thể xuyên qua tấm lưới kim loại bảo vệ của lò vi sóng.
Làm thế nào để tránh các tác hại của lò vi sóng?
Bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn từ lò vi sóng, Giáo sư Havas cũng sở hữu một chiếc để phục vụ cho những bữa tối được chuẩn bị nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng cô luôn đặc biệt chú ý thực hiện nguyên tắc quan trọng nhất là "Rời khỏi phòng khi lò vi sóng đang chạy".
Giáo sư Havas cho biết: “Đó là lựa chọn của mỗi người. Tôi sẽ không nói với bất cứ ai rằng hãy ngừng sử dụng lò vi sóng vì tôi hiểu nó tiện lợi thế nào. Nếu bạn định dùng lò vi sóng, hãy ra khỏi bếp.
Đừng chỉ đứng chếch sang một bên so với vị trí đặt lò vi sóng mà hãy rời khỏi chỗ đó hoàn toàn. Sóng viba có thể đi xuyên qua tường và bạn vẫn có nguy cơ bị nó tác động”.
Đối với trẻ nhỏ, điều này càng cần thiết. “Không sử dụng lò vi sóng khi có trẻ con trong nhà. Tôi chưa bao giờ cho phép các cháu lại gần lò vi sóng” - Giáo sư Havas chia sẻ.