Theo đó, do gia đình có hai cửa hàng buôn bán vàng bạc đang thời ăn nên làm ra nên bà Oanh được xem như là “đại gia” trong vùng. Với vỏ bọc này, bà Oanh đã vay tiền của rất nhiều người với lý do là để làm ăn hoặc đáo hạn ngân hàng. Một phần thấy nhà bà Oanh rất giàu, phần còn lại nữ “đại gia” này trả lãi rất cao và sòng phẳng nên nhiều người tin tưởng cho vay tiền.
Người ít thì cho vay mấy chục triệu, người nhiều thì con số lên đến cả tỷ đồng. Sau khi cầm tiền của người dân, bà Oanh trả lãi đúng hạn và sóng phẳng nên ai cũng tin tưởng và vui vẻ cho người phụ nữ này vay tiền mỗi khi có nhu cầu.
Vì quá tin tưởng nên người dân cho bà Oanh vay tiền chỉ bằng một tờ giấy viết tay
Điều đáng nói vì tin tưởng nên dù cho vay số tiền rất lớn nhưng tất cả những giao dịch giữa chị em bà Oanh và người dân đều chỉ được viết bằng giấy vay tiền hoặc ghi vào quyển sổ rất sơ sài, không có thế chấp...
Khi hay tin bà Oanh và em gái vỡ nợ bỏ trốn, rất nhiều người dân tìm đến nhà của người phụ nữ này để đòi lại tiền. Qua thống kê sơ bộ từ các nạn nhân, số tiền chị em bà Oanh vay hiện đã xấp xỉ gần 100 tỷ đồng.
Không ít nạn nhân của bà Oanh vì thấy lãi cho vay tiền cao nên đã mượn thêm tiền của bạn bè, người thân và có trường hợp còn thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng để lấy tiền cho vay. Thậm chí, nhiều người đã ngất xỉu phải nhập viện khi hay tin chị em đại gia Oanh bỏ trốn.
Một nạn nhân của chị em bà Oanh giãi bày: “Nhà có hai con trai sắp đi XKLD nên tôi cắm sổ đỏ ngân hàng vay hơn 1 tỷ để chuẩn bị trồng tiền cho con đi.
Chờ 1 tháng hai con chưa đi đc thì bà Xuân đến hỏi vay để đáo hạn ngân hàng. Phần vì hàng xóm với nhau nên tin tưởng, phần vì nghĩ mỗi tháng cũng được thêm ít tiền trả lại nên đồng ý cho bà ấy vay. Ai ngờ giờ chuyện thế này con lại sắp lên đường tôi biết lấy đâu tiền mà lo".
Được biết, chị em bà Oanh đã hoạt động tín dụng đen 10 năm nay. Ngay khi nhận được thông tin, công an huyện Nghi Lộc đã vào cuộc làm rõ thông tin về việc người dân phản ánh bà Oanh vỡ nợ trốn khỏi địa phương.