Nhiều mẹo “nằm lòng” để thoát hỏa hoạn

GD&TĐ - Không chỉ người dân sống ở các khu chung cư cao tầng cần quan tâm đến an toàn cháy nổ, cần có những kỹ năng PCCC. Mỗi người dân, mọi lứa tuổi để đảm bảo an toàn cho chính bản thân thì ít nhất cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng PCCC cơ bản, những mẹo thoát nạn khi rơi vào hoàn cảnh gặp hỏa hoạn.

Nhiều mẹo “nằm lòng” để thoát hỏa hoạn

Chết vì khói

Trong cảnh hỗn loạn của vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại chung Carina, người ta đang nhắc đến nhiều là nguyên nhân của sự vụ, nhất là nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm, cũng như tình trạng ngạt khói, bị thương trong hỏa hoạn phải điều trị tại bệnh viện.

Có trường hợp khi khói chưa xộc vào nghiêm trọng ở căn hộ đang ở, nhưng thấy mùi cháy két là cùng lao ra thang bộ để xuống tầng dưới vì cho rằng xuống dưới là an toàn, tuy nhiên có người đã tử vong khi xuống tới tầng hầm vì không biết điểm phát cháy từ tầng hầm. Thậm chí một số người nhảy từ ban công tầng thấp xuống dưới đất để mong thoát thân, và đau lòng hơn là rơi từ tầng cao xuống khi cố gắng tìm đường chạy thoát hỏa hoạn.

Một số người hoảng loạn khi thấy khói đen đặc có thể đã chạy ngược chạy xuôi để thoát khói, nhưng quên mất kỹ năng cơ bản là lấy khăn hay vật bằng vải nhúng nước để che mũi miệng tiếp xúc với khói, hoặc ở trong căn hộ đóng kín cửa lại nhưng quên lấy khăn ướt chèn kín, lấy băng dính dán các khe cửa, vì thế khói vẫn luồn vào phòng gây ngạt.

Theo lời kể của lực lượng cứu hỏa thì khi phá cửa một số căn hộ để vào ứng cứu thì họ phát hiện nhiều gia đình chết ngạt vì khói.

Kỹ năng cơ bản cần biết

Thực tế là trong các vụ cháy nhà nạn nhân bị thương vong thường là do ngạt khói, nhiều hơn là thương vong vì lửa. Để giảm thiểu những thiệt hại và thương tích về con người. Mỗi người đều phải “nằm lòng” những kỹ năng cơ bản như: Cúi thấp người để tránh hít phải nhiều khói, dùng khăn ướt che mũi và miệng…

Kinh nghiệm thoát hỏa hoạn cho thấy nếu xảy ra cháy nổ, thấy khói mù mịt, còn bạn thì bị mắc kẹt trong căn phòng, trước hết cần bình tĩnh và nhanh chóng sử dụng các vật dụng sẵn xung quanh có như chăn, quần áo để chèn các khe cửa ngăn khói xộc vào phòng (Tuy nhiên cách này có hạn chế là không thể ngăn khói “tấn công” căn phòng ở phía trên hay bên hông”. Sử dụng băng dính để che các khe hở có thể khiến khói xộc vào phòng là một cách khá hiệu quả trong khi chờ lực lượng ứng cứu thoát hiểm.

Thêm nữa, khi thấy có hỏa hoạn cần mở tất cả cửa sổ, cửa ban công ở những hướng không có cháy và không có khói để giảm áp suất. Dụng cụ cứu nạn ở đây đơn giản và hữu dụng (từng cứu thoát cả một gia đình ở Hà Nội khi xảy ra hỏa hoạn) chính là tấm đệm. Tấm nệm dựng lên một góc khoảng 45 độ và mọi người trong nhà chui vào trong tấm đệm.

Chia sẻ của người dân có sáng kiến này được đơn vị PCCC chuyên nghiệp ghi nhận rất hiệu quả. Với tấm đệm khi cửa sổ hướng về phía ngoài trời, người gặp nạn có thể để một khe thoáng phía trên rộng chừn 30cm để khói trượt qua tấm nệm ra ngoài trời. Nếu căn hộ, nhà ở khu vực bị cháy có ban công thì người bị nạn có thể dựng tấm đệm lên, sao cho phần đáy của đệm tiếp xúc được với sàn và tường nhà, rồi chui vào tránh khói độc. Khi tránh được khói độc bạn đã có nhiều cơ hội sống sót trong tình trạng hỏa hoạn, và chưa được lực lược cứu hộ tiếp cận.

Hơn hết, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đối với những người sắp có ý định mua chung cư làm nơi an cư, để bảo vệ tính mạng bản thân và gia đình, cần nói “không” với những chung cư không thực hiện đúng quy định an toàn PCCC, kể cả những chung cư mà chủ đầu tư “hứa hẹn” sẽ hoàn thiện hệ thống PCCC sau khi đã cho người dân vào ở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".