Nhiệt độ trung bình toàn cầu cao thứ hai, tính sau năm 2016

Nhiệt độ trung bình toàn cầu cao thứ hai, tính sau năm 2016

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do biến đổi khí hậu đã khiến cho nhiệt độ châu Á năm 2019 là năm nóng thứ ba, trong lịch sử chuỗi số liệu 110 năm, đứng sau năm 2015 và năm 2017.

Tiếp theo năm 2018, năm 2019 là năm ấm thứ hai tại châu Âu. Trong chuỗi số liệu đã ghi nhận, với trị số nhiệt độ xấp xỉ năm 2016. Một số khu vực tại Pháp và Tây Ban Nha ghi nhận mức nhiệt kỷ lục lên 44 độ C, trong tháng 6.

Từ năm 2014-2019 là 6 năm ấm liên tục của châu Âu. Trong những năm này đã xuất hiện những đợt nắng nóng, trong đó đã xuất hiện số liệu cực trị trong chuỗi số liệu lịch sử tại một số nước.

Châu Phi có năm nóng thứ ba trong lịch sử sau năm 2016 và năm 2010. Châu Úc có năm nóng nhất trong lịch sử tính từ năm 1910. New Zealand có năm nóng đứng thứ tư trong chuỗi số liệu lịch sử.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, mùa bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương cao trên trung bình nhiều năm với tổng số 25 bão, trong đó có 14 cơn bão mạnh. Đặc biệt, siêu bão Hagibis xảy ra trong tháng 10/2019 có tốc độ gió mạnh nhất, đạt 260km/h. Đây là một trong những cơn bão mạnh lên nhanh nhất trong lịch sử của khu vực.

Mùa bão Đại Tây Dương cũng hoạt động cao hơn trung bình nhiều năm, với 18 bão, có 6 cơn bão rất mạnh. Siêu bão Dorian (24/8-10/9), gió mạnh nhất đạt 295km/h. Dorian là cơn siêu bão mạnh nhất trong lịch sử đã đổ bộ vào Bahamas.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều nhà tuyển dụng e ngại làm việc với “gen Z” vì sự khác biệt thế hệ.

'Gen Z' và 'mác' lười biếng

GD&TĐ - Trên một số diễn đàn, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm việc, nhiều nhà tuyển dụng, quản lý cho biết cảm thấy khá e ngại khi làm việc với thế hệ trẻ...