Nhật Bản phát triển chiến đấu cơ đặc biệt thế hệ thứ 5

GD&TĐ - Nhật Bản đã không thể mua được chiến đấu cơ tàng hình 2 động cơ, vì vậy buộc họ phải tự nghiên cứu phát triển loại chiến đấu cơ này. Ngày 6 tháng 10, tòa soạn defenseworld.net thông tin rằng Bộ quốc phòng Nhật Bản từ chối đề xuất từ các công ty Lockheed Martin, Boeing và BAE Systems và vẫn tiếp tục nghiên cứu phát triển chương trình F-3 một cách đơn thương hoặc có sự tham gia của các đối tác châu Âu.

Nhật Bản phát triển chiến đấu cơ đặc biệt thế hệ thứ 5

Hiện nay trong biên chế của Nhật Bản có các loại chiến đấu cơ chính như F-15J chế tạo dựa trên Boeing F-15 Eagle và F-2 – là phiên bản nâng cấp của Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon. Ngoài ra Lực lượng không quân Nhật Bản cũng đã bắt đầu nhận được những máy bay tàng hình mới nhất F-35 Lightning II.

Trong khuôn khổ chương trình F-3, các nhà nghiên cứu phát triển Nhật Bản lên kế hoạch mua chiến đấu cơ tàng hình 2 động cơ, có khả năng sử dụng tên lửa tầm ngắn và tầm xa. Đáp ứng được yêu cầu đó hiện nay chỉ có duy nhất máy bay chiến đấu F-22 Raptor, loại hiện nay đang biên chế trong quân đội Mỹ và không được xuất khẩu.

Được biết, Lockheed Martin đã đề xuất với Lực lượng không quân Nhật Bản chế tạo một phiên bản lai giữa F-22 và F-35, tuy nhiên đề xuất này đã bị từ chối do chính quyền Mỹ không đưa ra câu trả lời chính xác về khả năng xuất khẩu công nghệ chế tạo loại máy bay này. Ngoài ra còn có 2 đề xuất khác (Bao gồm F-15 từ Boeing và Eurofighter từ BAE Systems), tuy nhiên các đề xuất này không phù hợp với tiêu chí từ phía Bộ quốc phòng Nhật Bản.

Bộ quốc phòng Nhật Bản tuyên bố rằng sẽ thử liên kết với các đối tác từ Anh hoặc đối tác Đức – Pháp trong việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.Tuy nhiên Nhật Bản cũng lo sợ rằng thời hạn hoàn thành việc phát triển máy bay này sẽ không đáp ứng được chương trình F-3 khi chương trình này dự kiến đến năm 2030 sẽ bắt đầu sản xuất máy bay mới.

Theo Arms-expo.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.