Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc có mặt gần quần đảo tranh cãi

Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc có mặt gần quần đảo tranh cãi

(GD&TĐ) – Hôm nay (11.7), Nhật Bản đã có sự phản đối Trung Quốc về việc tàu tuần tiễu của nước này đã xâm nhập vào vùng nước gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, một vấn đề đã gây rạn nứt giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á.

Tổng thư ký nội các Nhật Osamu Fujimura cho biết 3 tàu đánh cá tuần tiễu Trung Quốc đã bước vào vùng nước gần những hòn đảo không có người sinh sống mà người Nhật gọi là Senkaku, người Trung Quốc gọi là Điếu ngư.

A Chinese fishery patrol ship sails near the disputed islands in the East China Sea, known as the Senkaku isles in Japan or Diaoyu in China, in this handout photo taken by the Japan Coast Guard July 11, 2012
Một tàu cá Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông ngày 11.7.2012 

Quần đảo mà Bắc Kinh, Tokyo và Đài Loan đều lên tiếng nhận là của mình, nằm gần khu vực nhiều cá và có khả năng có trữ lượng dầu và khí ga lớn.

Tuần trước, Nhật Bản cho biết đang xem xét mua quần đảo này từ những vị chủ đất tư nhân thay vì để thống đốc Tokyo tiến hành một kế hoạch tương tự. Đây là động thái mà các chuyên gia ngoại giao nói rằng có thể làm sâu sắc thêm căng thẳng, tạo nguy cơ đáp trả và khiến mối quan hệ giữa 2 nước trở nên xa cách.

“Rõ ràng quần đảo Senkaku vốn là lãnh thổ Nhật Bản từ một quan điểm lịch sử, theo luật quốc tế và và chúng đang dưới sự kiểm soát của Nhật Bản” ông Fujimura nói tại một cuộc họp báo.

3 tàu Trung Quốc sau đó đã rời khỏi vùng biển trên nhưng 2 tàu vẫn chạy ở vùng biển bên cạnh lúc 10:30 sáng, trong khi đó tàu Nhật Bản tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói rằng những tàu tuần tra đã vào vùng biển này “để tiến hành một nhiệm vụ bảo vệ ngư nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế” và nhắc lại rằng quần đảo này, cùng với vùng nước xung quanh là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ xưa.

Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cho biết chính phủ của ông đang xem xét mua quần đảo này. Nhiều tháng trước, thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara đã muốn mua 3 hòn đảo hiện được cho là dưới sự sở hữu của những cá nhân Nhật Bản và cho chính phủ thuê, nhằm “bảo vệ” chúng khỏi sự xâm nhập của hải quân Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa 2 cường quốc châu Á cũng suy thoái năm 2010 sau khi Nhật Bản giữ một ngư dân Trung Quốc có thuyền va chạm với 2 tàu tuần tra Nhật bản gần quần đảo này.

Phương Hà (Theo Reuters)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ