Năm nay, Nhật hoàng Akihito bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc, còn Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sẽ không để lặp lại những sai lầm của quá khứ.
Nỗi đau chưa yên
Phát biểu tại lễ tưởng niệm ở Tokyo, Nhật hoàng Akihito (82 tuổi) nói: “Nghĩ về quá khứ của chúng ta và ân hận sâu sắc, tôi hy vọng rằng những kinh hoàng của chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại”.
Bài phát biểu cùng ngày của Thủ tướng Shinzo Abe ngắn hơn, nhấn mạnh rằng đã hơn 7 thế kỷ qua, Nhật Bản không tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên, ông Shinzo Abe không đề cập đến các hành động hiếu chiến của Nhật ở nước ngoài cũng như không xin lỗi các nạn nhân.
Tuyên bố không lặp lại những sai lầm của quá khứ nhưng Thủ tướng Shinzo Abe đã gửi người đại diện của mình đến thăm đền Yasukuni, nơi thờ 14 tội phạm chiến tranh. Trong khi Nhật hoàng Akihito kêu gọi quân đội giải giáp vũ khí, hành động của Thủ tướng Shinzo Abe được coi là tương phản.
Những chuyến đến thăm đền Yasukuni của các chính trị gia Nhật Bản luôn gây ra các cuộc biểu tình ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Họ luôn coi Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và những chuyến thăm này như là một nỗ lực để minh oan cho các tội phạm chiến tranh.
Tại sao Shinzo Abe không đến thăm đền Yasukuni vào thời điểm này?
Năm 2012, ông Abe đã đến thăm ngôi đền, khiến Bắc Kinh và Seoul nổi cơn thịnh nộ. Lần này, Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định không “chọc tức” những người hàng xóm. Ông giam mình, gửi sứ giả đến đền cùng nghi lễ. Theo tờ New York Times, Tokyo đang nỗ lực thu xếp cuộc gặp giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 9 tại Trung Quốc.
Chính vì vậy, ông Abe không đến thăm đền. Tuy nhiên, ngoài trợ lý của Shinzo Abe còn 4 thành viên chính phủ khác đã đến thăm đền Yasukuni. Ngoài ra, theo các phương tiện truyền thông, số lượng nghị sĩ Nhật Bản đến viếng ở đền Yasukuni còn đông hơn. Trong khi đó, thái độ của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng không kém phần căng thẳng.
Nhân kỷ niệm ngày giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân Nhật Bản, nhóm các nghị sĩ Hàn Quốc đã hạ cánh trên một hòn đảo ở biển Nhật Bản, nơi cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Và tại thành phố Nam Kinh của Trung Quốc, các đại diện của Trung Quốc và Hàn Quốc đã tập trung tại nơi người Nhật đã tiến hành một vụ thảm sát vào năm 1937 để tưởng nhớ tới các nạn nhân.
Bình luận về quyết định thoái vị của Nhật hoàng Akihito, chuyên gia về Đông Á Ilaria Maria Sala, người đang làm việc tại Hồng Kông cho biết: Động thái này không chỉ do sự suy giảm về sức khỏe của quốc vương mà còn là mong muốn ngăn chặn sự ảnh hưởng ngày càng tăng của cánh Tả trong đảng Dân chủ Tự do được dẫn dắt bởi Shinzo Abe, người muốn khôi phục hiến pháp trước chiến tranh và vị thế của Hoàng đế chỉ là một á thần.
Không giống như vua cha Hirohito, người luôn tuân thủ tín ngưỡng, đề nghị thoái vị của Nhật hoàng Akihito rất có thể liên quan đến việc thay đổi hiến pháp thời gian vừa qua. Theo Ilaria Maria Sala, rất có thể động thái này góp phần làm chậm quá trình chuyển đổi trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn tờ “Nezavisimaya Gazeta”, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Nga) Valery Kistanov cho rằng, đề nghị thoái vị của Nhật hoàng Akihito là do tình trạng sức khỏe.
“Liên quan đến vị thế của Hoàng đế, ông được coi là hậu duệ của mặt trời trước chiến tranh. Còn sau chiến tranh, ông trở thành một biểu tượng của đất nước và sự đoàn kết của dân tộc. Ông muốn trao quyền cho con trai của mình, người đàn ông có tư tưởng hiện đại”. Quyết định thoái vị của Nhật hoàng được 85% người Nhật ủng hộ.