Nhật Bản đứng giữa ngã ba về phát triển năng lượng

GD&TĐ - Chính phủ Nhật Bản vừa cam kết tăng cường sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện quốc gia lên tới khoảng 22 - 24% vào năm 2030 thông qua một bản kế hoạch chi tiết mới vẫn lấy điện hạt nhân làm trọng tâm theo như chính sách của Nhà nước.

Nhật Bản đứng giữa ngã ba về phát triển năng lượng

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono vào đầu năm 2018 đã phát biểu rằng mục tiêu này “thấp đáng kể” khi tỷ lệ hiện tại của năng lượng tái tạo đã là 15% và cảm thấy “đáng tiếc” cho cam kết của Chính phủ về năng lượng tái tạo tương lai.

Liên minh châu Âu (EU) trong tháng này cũng tán thành ý kiến nâng tỷ lệ mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo lên con số là 32% cho năm 2030.

Chính sách của Nhật Bản đưa ra một viễn cảnh cho thấy điện hạt nhân sẽ đóng góp hơn 20% nhu cầu năng lượng của cả nước trong năm 2030, phản ánh cam kết bền vững của chính phủ đối với lĩnh vực hạt nhân, bất chấp mối lo ngại sâu sắc của người dân sau thảm họa Fukushima vào năm 2011.

Chính phủ đã giảm sự phụ thuộc của quốc gia vào năng lượng hạt nhân nhưng vẫn khẳng định đây là nguồn năng lượng không phát thải khí nhà kính sẽ giúp cho đất nước đáp ứng đúng cam kết chống biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng chính phủ Nhật Bản vẫn chưa nỗ lực trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo như một lựa chọn khả thi. Hiện 90% năng lượng tiêu thụ tại Nhật Bản đến từ nhiên liệu hóa thạch và kế hoạch kêu gọi giảm tỷ lệ này xuống còn khoảng 1 nửa với các chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm cắt giảm nhu cầu.

Sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch như than gia tăng tại Nhật Bản sau thảm họa Fukushima và những phản ứng của công chúng đã khiến chính phủ phải tạm thời ngưng hoạt động một cơ số lò phản ứng hạt nhân trên cả nước.

Hiện cả nước có 6 lò phản ứng đang hoạt động và việc tái hoạt động thêm nhiều lò phản ứng bị phản đối kịch liệt bởi công chúng bất chấp nhận được ủng hộ chính trị.

Theo Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản, tập đoàn này chịu trách nhiệm cho việc vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima đưa ra thông báo vào tuần trước rằng hộ đã sẵn sàng tiếp tục xây dựng thêm 1 nhà máy điện hạt nhân nữa tại miền Bắc quốc gia này.

Giám đốc TEPCO Tomoaki Kobayakawa cũng nêu quan điểm: “Chúng tôi chịu trách nhiệm nặng nề về thảm họa Fukushima. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng nhiệm vụ của tập đoàn là đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện để tránh các biện pháp cắt giảm tiêu thụ”.

Kế hoạch của chính phủ cũng bao gồm cam kết giảm trữ lượng plutonium của quốc gia, với con số hiện tại là 47 tấn. Số plutonium này đủ để sản xuất khoảng 6.000 quả bom nguyên tử, mặc dù phần lớn được lưu trữ ở nước ngoài.

Nhật Bản luôn tìm cách sản xuất năng lượng từ plutonium, nhưng nhiều thập kỷ nghiên cứu vẫn chưa thu lại được phương pháp hiệu quả thương mại nào, qua đó bị chỉ trích bởi cộng đồng quốc tế về việc không ngừng sản xuất và tàng trữ chất liệu nguy hiểm này. Tuy nhiên, định hướng phát triển năng lượng của chính phủ vẫn đang là sự lựa chọn giữa năng lượng an toàn, sạch và sự rủi ro rất lớn từ những lò phản ứng hạt nhận giữa một quốc gia thường xuyên hứng chịu sự bất thường của biến đổi khí hậu hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.