Trong khi Đại học Tokyo vẫn giữ vị trí đối thủ hàng đầu ở châu Á và thứ 23 trên thế giới, Đại học Kyoto đã tụt 7 hạng và đứng thứ 59 trong bảng xếp hạng THE 2014 của Anh.
“Các trường đại học trên thế giới đang tham gia vào cuộc đua khắc nghiệt. – Toshio Hirano, Hiệu trưởng Đại học Osaka, trường được đề cử là trường loại A cho biết - Thậm chí như vậy, Đại học Osaka sẽ nỗ lực trở thành trường đại học có uy tín trên thế giới bằng cách thể hiện chất lượng cao về giáo dục và nghiên cứu” – ông nói.
Số tiền trên sẽ hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu hóa của các trường đại học, trong đó có việc thành lập các trường “World Tekijuku” đẳng cấp quốc tế vào năm 2017 và đưa ra hệ thống 3 học kỳ thay vì 2 học kỳ truyền thống trước đây.
Nỗ lực trên nhằm tăng số phòng thí nghiệm hợp tác quốc tế cho các nhà nghiên cứu nước ngoài từ 22 lên 100 phòng, đồng thời cung cấp các khóa học trực tuyến.
Trong khi đó, Đại học Waseda dự kiến tăng tỷ lệ sinh viên quốc tế của mình từ 8% lên 19% bằng cách tăng gấp đôi số khóa học dạy bằng ngoại ngữ và tăng gấp 3 số sinh viên gửi ra nước ngoài lên con số 10.650 người vào 2023.
Theo kế hoạch của chính phủ, 24 trường học “hạng B” còn lại sẽ nhận được tổng số 300 triệu yên mỗi năm để thực hiện các biện pháp như thu hút thêm sinh viên, giảng viên quốc tế để trở thành những mô hình toàn cầu hóa.
Trường Đại học quốc tế Christian (ICU) sẽ dùng khoản tài chính có được để bổ sung các chương trình học, xây dựng hợp tác với các trường đại học trên thế giới cũng như đại tu lại hệ thống tuyển sinh để sinh viên quốc tế dễ tiếp cận hơn.
Trên đây là tuyên bố mới nhất trong kế hoạch tổng thể mang tên “Abeducation” với chi phí 43,2 tỉ yen (403 triệu USD) nhằm tăng gấp đôi số sinh viên Nhật ở nước ngoài lên 120.000 và đạt mục tiêu mang tên Global 30 là có 300.000 sinh viên quốc tế tại Nhật vào năm 2020.