Học ăn…
“Nhiều người trẻ tuổi ăn uống không đúng cách, chế độ ăn của họ không lành mạnh. Vì vậy, chúng ta phải khắc phục điều này. Đó là lí do vì sao chúng tôi theo đuổi giáo dục cách ăn uống cho lớp trẻ” – Hattori chia sẻ.
Shoku-iku được dạy trong mọi trường công lập Nhật Bản, bắt đầu từ mẫu giáo. Học sinh được dạy:
- Không bao giờ bỏ bữa sáng.
- Tránh mua đồ ăn ở các cửa hàng tiện lợi.
- Lựa chọn món ăn truyền thống Nhật Bản thay cho đồ ăn nhanh.
“Chúng ta cần giúp người dân khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống đúng cách bởi hiện tại chi phí điều trị y tế lên đến 40.000 tỷ yen mỗi năm. Tăng 1.000 tỷ yen mỗi năm” – Hattori dẫn chứng.
Hattori đã giúp chính phủ Nhật Bản xây dựng và thực hiện “Luật Shoku-iku cơ bản” năm 2004. Kể từ khi luật được thực hiện, số giáo viên dạy chế độ ăn và dinh dưỡng trong các trường công Nhật Bản đã tăng từ 34 người lên hơn 4.000 người.
Tăng giáo viên chuyên trách
Masako Otsubo là một trong số 4.000 giáo viên chuyên trách đó. Cô dạy về cách thức ăn uống tại 3 trường ở thành phố Yamatokoriyama, quận Nara. “Ngày càng nhiều người mắc các bệnh liên quan tới cách thức ăn uống, không chỉ người lớn mà cả trẻ em. Tôi nghĩ ngày càng nhiều người Nhật nhận ra tầm quan trọng của việc dạy trẻ về thực phẩm và cách ăn uống lành mạnh – để trẻ có thể lớn lên một cách mạnh khỏe” – Otsubo nói.
Trong một buổi dạy Shoku-iku cho học sinh lớp 6 tại Trường Tiểu học Harumichi, Otsubo lên thực đơn cho một bữa ăn lành mạnh gồm cơm, cà ri Nhật cùng với một số loại rau, một đĩa salad trộn đậu xanh và ngó sen. “Bữa trưa trường học là một phần của giáo dục ăn uống” – Otsubo nhấn mạnh.
Tại Trường Tiểu học Sanya, quận Suginami, Tokyo, một nhóm học sinh lớp 2 đẩy xe chở các nồi đựng thức ăn nóng hổi vào lớp của mình. Trong bộ trang phục mũ áo trắng tinh tươm như các đầu bếp chuyên nghiệp, các em nhanh nhẹn và tự tin múc súp miso vào bát cho cô giáo và các bạn. Hoàn toàn không có sự phân biệt chế độ ăn. Mọi người ăn bữa trưa giống hệt nhau và cùng nhau, trên bàn học.
“Ở Nhật rất khó bị béo phì bởi bạn bị “soi” rất kĩ. Cũng có một sức ép xã hội rất lớn đối với người béo phì. Người Nhật có câu nói ý nghĩa ám chỉ hăm dọa người béo “nếu thò móng ra là ăn búa ngay” – Jason Wik, từ Mỹ sang Tokyo sinh sống được gần 2 thế kỷ, hài hước nói. Wik kết hôn với một phụ nữ Nhật và có 2 con gái, 9 và 13 tuổi. Bữa tối ở gia đình Wik, món ăn ưa thích của 2 con gái là cá sống và đậu nành luộc. Cả 2 con gái Wik đều học trường công.
Wik đánh giá cao Shoku-iku đã ảnh hưởng tốt tới thói quen ăn uống của con. Wik cho rằng việc trang bị kiến thức cho người tiêu dùng cần nhưng chưa đủ, ngành công nghiệp thực phẩm cũng cần thay đổi sản phẩm thực phẩm hướng tới giảm calorie.