- Về ngữ âm: Ở mức độ cơ bản phát âm “ed” và một câu về nguyên âm với các từ vựng đều gần gũi; trọng âm gồm 1 câu 3 âm tiết và 1 câu 2 âm tiết, không quá sức đối với học sinh vì các từ đều thường xuyên xuất hiện trong quá trình học tập và ôn luyện.
- Về từ vựng đồng nghĩa và trái nghĩa: Có 3 câu là từ mức độ dễ học sinh hay gặp và 1 cụm từ thử thách khả năng từ vựng của học sinh.
- Ngữ pháp: Xoanh quanh các chủ đề quen thuộc ( mệnh đề quan hệ, trật tự của tính từ, so sánh kép, các cụm động từ phổ biến, thì của động từ, từ loại, câu điều kiện, mạo từ). Các câu đều cho ở mức độ rất cơ bản , có dấu hiệu nhận biết rõ ràng chỉ cần học sinh nắm chắc kiến thức không cần dịch câu vẫn làm được.
- Chức năng giao tiếp: Không dễ lắm vì đều sử dụng các câu giao tiếp đặc thù không dịch theo nghĩa đen mà học sinh phải đã từng gặp qua và nhớ mới có thể làm được.
- Tìm câu đồng nghĩa với câu đã cho và kết hợp câu: Học sinh có thể làm theo hai hướng, nếu thuộc công thức và cấu trúc học sinh dễ dàng nhìn ra đáp án tương đương. Tuy nhiên, nếu không nhớ học sinh vẫn có thể dựa vào nghĩa của câu để làm bài. 5 câu đều chue yếu dựa trên ngữ pháp ( rút gọn hai mệnh đề cùng chủ ngữ, câu điều kiện, liên từ, câu tường thuật).
- Tìm lỗi sai: Có 2 câu dễ dựa trên ngữ pháp ( chủ ngữ số ít và số nhiều, dạng của động từ V-ing/ to Vo) và 1 câu mang tính phân loại thuộc về từ vựng.
- Đọc hiểu: Ở mức trung bình, nói về đề tài văn hóa. Trong 5 câu đã có 4 câu lại thuộc về ngữ pháp và 1 câu từ vựng. Nội dung bài đọc không khó dịch, học sinh đa phần có thể làm được.
- Đọc hiểu: 1 bài không khó , nói về văn hóa cưới sinh ( đây là một đề tài quen thuộc trong chương trình tiếng Anh 12) các câu hỏi và phạm vi từ vựng không quá xa lạ từ đó học sinh có thể dễ dàng nhìn ra dẫn chứng và tìm được đáp án nhanh chóng. Bài đọc thứ 2 về vấn đề bảo tồn nói chung, đây cũng là một đề tài xuyên suốt các chương trình sách giáo khoa nhưng về từ vựng hơi khó và có thể lạ đối với nhiều em. Cả hai bài đều có khoảng 3 – 4 câu tìm từ đồng nghĩa dựa vào ngữ cảnh bài đọc và tìm từ thay thế cho đại từ được in đậm. Những câu này mang tính phân loại cao học sinh có vốn từ vựng tốt mới tự tin làm được.
Tóm lại, với đề thi minh họa lần thư 3 này tình hình chung học sinh có thể đạt điểm trung bình không quá khó khăn. Chỉ cần các em nắm chắc kiến thức những kiến thức cơ bản nhất về những cấu trúc ngữ pháp có liên quan trong đề thi và luyện tập thật thành thạo các kiến thức đó. Như thế, các em đã có trong tay khoảng 50% số điểm. Những em có mục tiêu cao hơn nên luyện thêm các câu về từ vựng và bài đọc để nâng cao vốn từ cũng như kỹ năng xử lý đề thi để có thể bước vào kỳ thi chính thức với tinh thần tốt nhất.
Qua đề thi minh họa lần 3 chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào một kỳ thi vừa sức và nếu cố gắng chăm chỉ ôn luyện sẽ đạt kết quả như mong đợi. Chúc các em thành công!
Xem hướng dẫn giải đề thi minh họa tiếng Anh Tại đây