Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc

GD&TĐ - Hỏi: Trước đây tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty liên doanh. Năm 2011 tôi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty đó.

Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc

Vừa qua tôi thi đỗ viên chức vào làm văn thư cho một trường THCS ở huyện ngoại thành Hà Nội. Tôi đã nhiều lần gọi điện thoại và đến trực tiếp nhưng công ty nói là chưa chốt được sổ bảo hiểm. Vậy tôi phải làm gì để rút được sổ bảo hiểm? – Nguyễn Kiều Loan (nguyenkieuloan).

* Trả lời:

Theo Khoản 2, Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định về quyền của người lao động với sổ bảo hiểm xã hội: “Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc”;

Còn tại điểm c, Khoản 1, Điều 18 Luật BHXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động là: Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;

Việc không trả sổ bảo hiểm cho người lao động theo quy định là một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại điểm b, Khoản 4 Điều 7 Nghị định 152/2006/NĐ – CP. Cụ thể như sau: Gây phiền hà, trở ngại, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, bao gồm:

Không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.”

Theo quy định tại Điều 130 Luật BHXH thì bạn có quyền khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm của người sử dụng lao động. Thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại như sau (theo quy định tại Khoản 2 Điều 131 Luật BHXH):

Như vậy, nếu công ty cũ không trả sổ bảo hiểm xã hội, bạn có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh nơi Công ty đóng trụ sở hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ