Nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau

GD&TĐ - Nhân rộng các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau trên toàn quốc, thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, tự giúp nhau dựa vào cộng đồng để góp phần thực hiện chỉ tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, góp phần chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, chú trọng giúp đỡ người cao tuổi nghèo, cận nghèo và khó khăn tại cộng đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đề án nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề án đặt chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2017, xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 1.200 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ở ít nhất 20 tỉnh/thành phố (có ít nhất 60.000 thành viên, trong đó có 40.000 người cao tuổi tham gia); giai đoạn 2018 - 2020, xây dựng và duy trì hoạt động khoảng 2.000 câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau ở ít nhất 45 tỉnh/thành phố (có ít nhất 100.000 thành viên, trong đó có 65.000 người cao tuổi tham gia). 

Các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau bảo đảm chất lượng, chỉ tiêu theo quy định như: 70% là người cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên), 60 - 70% là phụ nữ, 60% - 70% là người nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn; có ít nhất 50% thành viên được vay vốn bằng tiền hoặc hiện vật và cải thiện thu nhập; 80% câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau được tập huấn và giám sát theo quy chế.

Một trong các hoạt động của Đề án là lập kế hoạch, xây dựng tài liệu hướng dẫn và tuyên truyền về đề án. Cụ thể, lập Ban Điều hành đề án, xây dựng kế hoạch. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, địa phương lập kế hoạch cụ thể về tiến độ xây dựng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, ngân sách, hoạt động (theo 2 giai đoạn); hướng dẫn, phối hợp với các tỉnh xây dựng đề án nhân rộng mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương.

Bên cạnh đó, xây dựng quy định về mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau bao gồm tiêu chí, quy định về cơ cấu tổ chức, điều lệ, nội dung hoạt động, cơ chế huy động nguồn lực, quản lý tài chính, quy trình thành lập câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau.

Đồng thời, xây dựng bộ tài liệu về mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau gồm: Sổ tay hướng dẫn thành lập, quản lý mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các tài liệu (hướng dẫn hoạt động tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, hỏi đáp về quyền và lợi ích của người cao tuổi); tuyên truyền về đề án và mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (biên soạn tài liệu, phối hợp với truyền thông, tổ chức hội thảo).

Hoạt động tiếp theo của Đề án là tập huấn kỹ thuật để nhân rộng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau tại địa phương.

Theo đó, tập huấn cho cán bộ triển khai đề án, cán bộ Hội Người cao tuổi, thành viên Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (dự kiến) và cán bộ liên quan của các tỉnh/thành, huyện/quận, xã (theo hình thức tập huấn cho giảng viên, tập huấn mẫu, tập huấn điểm tại tỉnh) về phương pháp thành lập, quản lý, các hoạt động của câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau, tham quan  mô hình.

 Hướng dẫn triển khai các hoạt động tại các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (lập kế hoạch, vay vốn, tăng thu nhập, văn nghệ thể thao, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cộng đồng, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, vận động nguồn lực, bảo vệ quyền, truyền thông v.v…).
Các hoạt động trên được tiến hành ở một số tỉnh, thành phố theo kế hoạch nhằm bảo đảm thành lập các câu lạc bộ có chất lượng, sau đó nhân rộng ra tỉnh, thành phố khác.

Ngoài ra, giám sát, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đang hoạt động để làm nòng cốt nhân rộng các câu lạc bộ mới.

Theo Văn phòng Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.