Nhà trường kiến tạo phải tổ chức được 5 hoàn cảnh học tập

GD&TĐ - Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, cuộc sống hiện đại, cuộc sống đi vào kỷ nguyên thông tin và xã hội tri thức yêu cầu nhà trường phấn đấu đạt tới trạng thái “Nhà trường kiến tạo”, thầy thực hiện được vai trò người cố vấn, trò thực hiện nhiệm vụ khám phá, sáng tạo.

PGS.TS Đặng Quốc Bảo.
PGS.TS Đặng Quốc Bảo.

PGS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh, nhà trường tổ chức được 5 hoàn cảnh học tập:

Thứ nhất, Du Nhi Tri. Tức là học qua giao lưu với minh triết học thầy không tày học bạn.

Thứ hai, Lễ Nhi Tri. Tức là với tâm niệm “Bất tri lễ vô dĩ lâp dã” (Không biết lễ, không lập được thân).

Thứ ba, Tư Nhi Tri. Tức là học tư duy: Bao quát 10 loại Tư duy: Tư duy lô gich; Tư duy hình tượng; Tư duy biện chứng; Tư duy ngôn ngữ; Tư duy Angorit; Tư duy Khoa học thực chứng; Tư duy kỹ thuật công nghệ; Tư duy kinh tế; Tư duy chính trị; Tư duy quản lý;

Thứ tư là Hành Nhi Tri. Học kết hợp với hành (Learning by doing).

Thứ năm là Khốn Nhi Tri. Coi việc vượt qua được thử thách gian khó là động lực lớn cho sự Trưởng thành (Adversity is a great Teacher)

Theo PGS Đặng Quốc Bảo, nhà trường trong bối cảnh đi vào cuộc sống hiện đại không chỉ là thiết chế sư phạm, còn là thiết chế Kinh tế. Bất cứ Nhà trường nào cũng có sứ mệnh kép: Hình thành phát triển “Nhân cách – Nhân lực”.

Ở bậc học phổ cập thì “Nhân cách rồi đến nhân lực”, ở các năm học sau phổ cập thì “Nhân lực và nhân cách”. Các quy luật kinh tế: Quy luật giá trị, quy luật cung - cầu tác động mạnh mẽ vào tiến trình phát triển nhà trường.

Theo đó, đòi hỏi người hiệu trưởng linh hoạt ứng biến tùy theo trạng thái phát triển thực tiễn của trường. Trong tiến trình phát triển nhà trường, có khi điều kiện chủ quan không phù hợp với hoàn cảnh khách quan, có khi mục tiêu không cân đối với khả năng, có khi nội lực chưa thích ứng với ngoại lực

PGS Đặng Quốc Bảo trao đổi, hiệu trưởng phải biết “Tùy Liệu Lựa” xử lý các trạng thái này đạt tới hiệu quả.

Cụ thể: Thứ nhất là “Tùy” theo Minh triết hành động: “Nhập gia tùy tục – Nhập giang tùy khúc”; “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình”; “Tùy” là đi tìm giải pháp tạo phù hợp chủ quan/khách quan.

Thứ hai là “Liệu” theo Minh triết hành động: “Liệu cơm gắp mắm”;“Liệu lời mà nói”; “Liệu” là đi tìm giải pháp cân bằng mục tiêu/khả năng…

Thứ ba là “Lựa” theo Minh triết hành động: “Lựa gió phất cờ…”; “Lựa” là đi tìm giải pháp hội tụ được nội lực/ngoại lực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.