Nhà máy thủy điện gây hại môi trường?

GD&TĐ - Những nghiên cứu mới nhất cho biết, nhiều nhà máy thủy điện lớn ở châu Âu và Mỹ có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Nhà máy thủy điện gây hại môi trường?

Mỗi năm, hàng chục đập thủy điện bị phá hủy; trong đó nhiều đập thủy điện bị coi là nguy hiểm và không có hiệu quả kinh tế. Các nhà khoa học lo ngại rằng tính lộn xộn trong quy hoạch của những dự án thủy điện này không được chú ý tại những quốc gia đang phát triển. Hiện đang có hàng ngàn dự án được lên kế hoạch trên các sông châu Á và châu Phi.

Năng lượng nước chiếm 71% tổng năng lượng tái tạo trên toàn thế giới và đóng vai trò quan trọng trong phát triển của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định việc xây dựng đập thủy điện ở châu Âu và Mỹ đã đạt tới đỉnh điểm vào những năm 60 thế kỷ trước và kể từ đó giảm xuống đều đặn. Hiện tại, số lượng đập thủy điện bị phá hủy nhiều hơn số được xây mới. Năng lượng nước chỉ chiếm khoảng 6% tổng điện năng của Mỹ.

Hơn 90% số nhà máy thủy điện xây dựng từ năm 1930 gây tốn kém hơn so với dự tính. Chúng phá hủy hệ sinh thái các dòng sông, chiếm đất thổ cư của hàng triệu người, góp phần làm thay đổi khí hậu, thải ra các khí nóng từ suy thoái đất và rừng ngập nước.

Giáo sư Emillio Morgan ở Đại học bang Michigan đưa ra ví dụ hai công trình thủy điện được xây dựng 5 năm trước trên sông Madeira thuộc Brasil. Hiện giờ chúng chỉ tạo ra được một phần rất nhỏ điện năng so với kế hoạch do gặp biến đổi khí hậu bất ngờ.

Tại các quốc gia đang phát triển có 3.700 đập thủy điện trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Các nhà khoa học lo ngại nhiều dự án trong số đó gây ra các thiệt hại không thể phục hồi đối với các dòng sông lớn mà trên đó chúng được xây dựng.

Hóa ra, dự án Grand Inga trên sông Congo sản xuất ra lượng điện năng bằng hơn 1/3 tổng điện năng toàn châu Phi. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất cho thấy mục đích chính của công trình trị giá 80 tỷ USD này là cung cấp điện năng cho các nhà máy công nghiệp.

“Hơn 90% điện năng từ dự án này được cung cấp cho các hầm mỏ ở Nam Phi; còn người dân ở Congo không được hưởng lợi gì” - Giáo sư Morgan cho biết.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ