Người phụ nữ lấy 2 đời chồng và nỗi lo không thể có con

Người phụ nữ ấy gương mặt buồn bã, thất thần khi biết mình bị nội mạc tử cung mỏng khiến 3 lần mang thai đều không giữ được. Hệ quả của việc thời trẻ, nạo hút thai tới … 6 lần.

Người phụ nữ lấy 2 đời chồng và nỗi lo không thể có con
Nguoi phu nu lay 2 doi chong va noi lo khong the co con - Anh 1

Niêm mạc tử cung là một nguyên nhân khiến chị em khó có con

7 năm với 2 đời chồng vẫn không thể có nổi mụn con

Nguyễn Thị Mai, 28 tuổi (Hà Nội) kể, năm 2009 chị lấy chồng, rồi có thai nhưng thai bị chết lưu. Sau đó 1 năm chị tiếp tục có thai nhưng bị ngoài tử cung. Cuộc sống không con cái khiến mối quan hệ vợ chồng chị trở nên bất hòa. Sau đó, Mai quyết định giải phóng cho chồng.

Năm 2013, Mai tiếp tục đi bước nữa nhưng một năm sau dù tìm mọi cách nhưng chị vẫn không có nổi mụn con. Vợ chồng lại dắt díu nhau đi khám, bác sỹ nói niêm mạc của chị quá mỏng, chỉ 4mm. Đây là nguyên nhân rất khó đậu thai, nếu có cũng dễ bị sảy.

Ngân ngấn nước mắt chị Mai kể: “sau khi nghe bác sĩ giải thích, mình mới biết nguyên nhân là do nạo hút thai nhiều quá. Khi ấy mới 18 tuổi, theo bạn bè đi làm và rồi yêu một anh. Hai góp gạo thổi cơm chung. Yêu nhau 2 năm thì có tới 6 lần phải đi bỏ thai vì cả hai đều chưa đủ điều kiện nuôi con”.

Những tưởng sẽ lấy nhau, nhưng rồi mối tình cũng tan vỡ, chị Mai lấy chồng và bắt đầu những chuỗi ngày mòn mỏi mong con. Người phụ nữ ấy đến giờ vẫn không thôi dằn vặt và luôn cầu mong phép màu đến với chị.

Chuyên gia sản phụ- nam khoa Ths. BS Phạm Thị Thanh Phương cho biết, trường hợp chị Mai rất khó để có con. Bởi nội mạc tử cung (hay còn gọi là niêm mạc tử cung) được cấu tạo gồm 2 thành phần chính: tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, gồm 2 lớp: Lớp nội mạc căn bản (lớp đáy): mỏng, không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mang phần đáy của các ống tuyến. Lớp nội mạc tuyến (lớp nông): hoạt động chịu nhiều biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, và độ dày mỏng của lớp này sẽ thay đổi theo từng giai đoạn: sạch kinh 2, 3 ngày, rụng trứng, chuẩn bị hành kinh.

Hàng tháng, nhờ có hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh. Lớp tế bào bong đến đâu thì các tế bào ở lớp đáy lại bắt đầu phát triển để tạo nên lớp niêm mạc và lại tiến triển theo chu kỳ kinh nguyệt tiếp đó. Khi có trứng đã thụ tinh về làm tổ, lớp này phản ứng do sự thay đổi nội tiết, nội mạc tử cung tiếp tục dày lên và trở thành lớp rất đặc biệt là màng rụng, cho phép phôi làm tổ và nhau thai phát triển. Những phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng thường khó thụ thai, hoặc thụ thai được lại dễ bị sảy do không nuôi dưỡng được phôi thai.

Cách nào chữa?

Các chuyên gia cũng cho biết, để xác định niêm mạc tử cung là dày, mỏng, hay bình thường chỉ có thể căn cứ vào kết quả siêu âm sau đó đối chiếu với chu kỳ kinh nguyệt. Nếu niêm mạc tử cung trong thời kỳ tăng sinh, đi siêu âm chỉ có độ dày dưới 6mm thì được coi là niêm mạc tử cung mỏng. Phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng thường khó mang thai, và nếu mang thai được thì lại dễ bị sảy thai do lớp niêm mạc tử cung quá mỏng không nuôi dưỡng được thai nhi.

BS Phương cũng cho biết thêm: Niêm mạc tử cung phát triển phụ thuộc vào Estrogen (là một hormon sinh dục). Niêm mạc tử cung mỏng có thể do một số nguyên nhân sau: do thiếu Estrogen, do tổn thương nội mạc tử cung hậu quả của nạo phá thai nhiều lần, do niêm mạc tử cung không đáp ứng với Estrogen, do dính lòng tử cung, do thiếu máu và do tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung phát triển bên trong cơ của thành tử cung.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: ngoài việc dùng thuốc điều trị giúp tăng cường niêm mạc mạc tử cung, thì thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống cũng tác động một phần lớn tới lớp niêm mạc tử cung. Theo đó, nếu chị em bị niêm mạc tử cung mỏng nên uống thêm sữa đậu nành, ăn sầu riêng, bơ... sẽ giúp niêm mạc dày lên.

Đồng thời phải cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể, bổ sung những chất làm tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể. Bởi sắt có vai trò quan trọng trong việc tái tạo và tăng độ dày lớp lót nội mạc tử cung. Cụ thể: Trai, sò, hàu là một trong số những loại hải sản thân mềm giàu sắt nhất.

Ngoài ra, chị em cũng có thể ăn thêm gan của các loài động vật như gà, lợn, bò, cừ đều chứa hàm lượng sắt cao. Đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất. Nó có thể cung cấp tới 6.1 mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100 g.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.