Mặc dù New York, một pháo đài của phe Dân chủ, từng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình kể từ khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ, nhưng đây là cuộc biểu tình đầu tiên được tổ chức rõ ràng để biểu thị sự ủng hộ đối với các phương tiện truyền thông.
Những người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở New York Times và các tờ báo khác tại New York - Ảnh: AFP, Reuters, CNN
Nhà Trắng ngày 24/2 đã cấm các nhà báo thuộc 7 tổ chức tin tức, trong đó có New York Times và CNN, tham dự một cuộc họp báo không ghi hình tại văn phòng Thư ký báo chí Sean Spicer.
Những người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở New York Times và các tờ báo khác tại New York - Ảnh: AFP, Reuters, CNN
Sự cố này diễn ra sau cuộc tấn công trực diện trước đó của ông Trump vào phương tiện truyền thông khi trong bài phát biểu trước một hội nghị hàng năm của phe bảo thủ ông lên tiếng chống "tin tức giả" và gọi các phương tiện truyền thông "kẻ thù của nhân dân".
Những người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở New York Times và các tờ báo khác tại New York - Ảnh: AFP, Reuters, CNN
Thật nghịch lý, các cuộc tấn công của ông Trump vào phương tiện truyền thông trong chiến dịch tranh cử tổng thống và sau khi đánh bại ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ đã thúc đẩy sự trỗi dậy của công chúng quan tâm đến việc đưa tin sắc bén. Chẳng hạn, tờ New York Times đã có thêm hàng trăm nghìn thuê bao ngay khi cuộc chiến của phương tiện truyền thông với Trump bắt đầu nóng lên.
Những người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở New York Times và các tờ báo khác tại New York - Ảnh: AFP, Reuters, CNN
Bất chấp thời tiết giá lạnh, người biểu tình tụ tập bên ngoài lối vào trụ sở của tờ New York Times ở Midtown Manhattan, một số dán băng trên miệng và mang theo biểu ngữ mang dòng chữ “Hiến pháp Hoa Kỳ đảm bảo tự do báo chí”. Cuộc biểu tình sau đó chuyển từ New York Times đến trước trụ sở Fox News cách đó không xa, sau đó đoàn người đi đến tòa soạn NBC News.
Những người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở New York Times và các tờ báo khác tại New York - Ảnh: AFP, Reuters, CNN
"Bất cứ lúc nào khi một kẻ độc tài lên nắm quyền, họ luôn luôn bóp nghẹt báo chí. Đó luôn luôn là điều đầu tiên họ làm, và chúng ta đang trong những bước đầu tiên của chủ nghĩa phát xít," Donna Marie Smith, một nữ giáo viên nghỉ hưu và độc giả lâu năm của New York Times nói. "Chúng ta phải tiếp tục diễu hành và báo chí phải tiếp tục đưa tin". Bà tin tưởng người dân và báo giới sẽ chiến thắng "dù không biết đến bao giờ".
Những người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở New York Times và các tờ báo khác tại New York - Ảnh: AFP, Reuters, CNN
"Nền dân chủ không thể vận hành nếu không có các phương tiện truyền thông tự do và độc lập", một người biểu tình khác - luật sư nhân quyền Betsy Apple - cho biết. "Đó chính xác là những gì chính quyền đang cố gắng làm, nhưng chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra".
Greg Hanlon, một nhà báo của tạp chí People, cùng vợ và đứa con bốn tháng tuổi tham gia cuộc biểu tình. "Quan trọng là đứng dậy để cho thấy không thể đối xử với báo chí như vậy và mọi người sẽ không tha thứ cho điều này", anh nói.