Người làm báo phải rèn luyện tinh thần vì Tổ quốc, vì nhân dân

Người làm báo phải rèn luyện tinh thần vì Tổ quốc, vì nhân dân

(GD&TĐ) - Sáng 18.6, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại- những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Ông Đinh Thế Huynh (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam), các nhà báo lão thành, các nhà báo đang công tác tại nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã tới dự hội thảo.

Nhà báo Hữu Thọ: Rèn luyện tính chuyên nghiệp của người làm báo Việt Nam trước hết là rèn luyện tinh thần vì Tổ quốc, vì nhân dân, phải hiểu luật và quy chế nghề nghiệp...
Nhà báo Hữu Thọ: Rèn luyện tính chuyên nghiệp của người làm báo Việt Nam trước hết là rèn luyện tinh thần vì Tổ quốc, vì nhân dân, phải hiểu luật và quy chế nghề nghiệp...

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm có được từ thực tiễn hoạt động báo chí, đặc biệt là suy nghĩ, quan điểm về tính chuyên nghiệp trong nghề báo; bên cạnh đó nhiều đại biểu cũng đặt ra một số vấn đề mang tính cấp thiết trong lĩnh vực đào tạo báo chí, sự gắn kết cần thiết giữa đào tạo với thực tiễn hoạt động của các nhà báo, các cơ quan báo chí...

“Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại- những vấn đề lý luận và thực tiễn” là một chủ đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài. Đó là phần đề dẫn được nêu tại Hội thảo.

Các nhà báo được biết rằng, từ trước tới nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, tính chuyên nghiệp của báo chí luôn là vấn đề được báo giới và các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Bởi đây là nhân tố có vai trò quyết định đối với thành công của quy trình tác nghiệp báo chí, từ việc tiếp cận và xử lý thông tin cho tới việc hoàn chỉnh và chuyển tải thông tin tới công chúng. Thực tiễn cho thấy, xã hội càng phát triển, dân trí càng nâng cao, phương tiện truyền thông càng hiện đại, thông tin càng bùng nổ thì yêu cầu đặt ra đối với tính chuyên nghiệp ngày càng gay gắt, lúc này, nó còn là điều kiện đảm bảo khả năng cạnh tranh, tức là điều kiện sinh tồn của cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp của báo chí hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau, xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Có những quan niệm nghiêng về nghiên cứu lý luận, lại có những quan niệm chú trọng tổng kết thực tiễn. Có những quan niệm mang nghĩa rộng, đề cập tính chuyên nghiệp của toàn bộ hoạt động báo chí gồm nhiều công đoạn, nhiều mối quan hệ; lại có những quan niệm mang nghĩa hẹp, chỉ đề cập một khâu, một thao tác cụ thể nào đó trong hoạt động báo chí. Song nhìn chung, hầu hết các quan niệm đều thống nhất cho rằng nói đến tính chuyên nghiệp của báo chí là nói đến hiệu quả tác động của thông tin, biểu hiện ở các mặt như: Thông tin nhanh, đúng, trúng, hấp dẫn, vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, quốc gia, dân tộc. Như vậy, sản phẩm báo chí có tính chuyên nghiệp phải là kết tinh của nhiều yếu tố như bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức văn hóa- xã hội của nhà báo, trình độ tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí...

Ông
Ông Đinh Thế Huynh: Những nhà báo Việt Nam phải phụng sự đất nước mình và bên cạnh trách nhiệm xã hội còn nghĩa vụ công dân...

Theo nhà báo Hữu Thọ: Nền báo chí muốn chuyên nghiệp, trước hết người làm báo phải là những người chuyên nghiệp. Rèn luyện tính chuyên nghiệp của người làm báo Việt Nam trước hết là rèn luyện tinh thần vì Tổ quốc, vì nhân dân, phải hiểu luật và quy chế nghề nghiệp khi hành nghề và phải xem xét hiệu quả khi công bố tác phẩm báo chí.

Trong quá trình tìm hiểu sự thật, bên cạnh bản lĩnh và trí tuệ nhiều lúc nhà báo phải trải qua khó khăn, nguy hiểm, do đó chỉ có lòng say mê nghề nghiệp chân chính và tinh thần trách nhiệm cao mới có thể trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Nhà báo cần không ngừng học tập chính trị, văn hoá, ngoại ngữ, thường xuyên trau dồi kiến thức, đắm mình trong thực tiễn, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh trong phát biểu tại Hội thảo: Nhà báo muốn có tính chuyên nghiệp, trước hết phải có quan điểm đúng về nghề báo. Người làm báo phải phụng sự sự tiến bộ và công bằng xã hội, phục vụ đông đảo công chúng trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của báo chí ngày càng cao, điều đó được thể hiện rõ qua sự đánh giá của xã hội, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với báo chí. Những người làm báo cần thấy rõ trách nhiệm nặng nề của mình, mỗi khi đặt bút (viết báo) hoặc bấm máy (chụp ảnh) cần thấy trách nhiệm với con người, với xã hội, vì sự công bằng tiến bộ xã hội. Không có nhà báo toàn cầu, chỉ có nhà báo thuộc về một dân tộc, một quốc gia. Những nhà báo Việt Nam phải phụng sự đất nước mình và bên cạnh trách nhiệm xã hội còn nghĩa vụ công dân...

“Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại- những vấn đề lý luận và thực tiễn” là một chủ đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài.
“Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại- những vấn đề lý luận và thực tiễn” là một chủ đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài.

An Nhiên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ