Người đàn ông đầu tiên sống không cần tim

Hai bác sĩ Viện tim mạch bang Texas đã tiến hành cắt bỏ tim và sau đó cấy vào cơ thể ông Lewis một thiết bị duy trì tuần hoàn máu LVAD.

Tiến sĩ Billy Cohn (trái) và tiến sĩ Bud Frazier (phải).
Tiến sĩ Billy Cohn (trái) và tiến sĩ Bud Frazier (phải).

Tờ Daily Mail đưa tin, Craig Lewis mắc một chứng bệnh tim kỳ lạ, khiến ông phải sử dụng máy thẩm tách, máy trợ hô hấp và máy bơm máu bên ngoài. Nếu không có những thiết bị này, Lewis có thể tử vong bất cứ lúc nào và ngay cả máy trợ tim cũng vô tác dụng.

Để giúp Lewis có cuộc sống bình thường mà không cần những thiết bị hỗ trợ phức tạp, hai bác sĩ Billy Cohn và Bud Frazier, đến từ Viện tim mạch bang Texas (Mỹ), đã đưa ra quyết định thử nghiệm thiết bị duy trì tuần hoàn máu với tên gọi LVAD trên cơ thể của Craig Lewis dưới sự đồng ý của gia đình ông Lewis.

Các bác sĩ tiến hành cắt bỏ tim và sau đó cấy vào cơ thể ông Lewis một thiết bị duy trì tuần hoàn máu LVAD. Thiết bị này cho phép máu lưu thông khắp cơ thể bình thường khi không cần đến sự co bóp của tim. Thật kỳ diệu, chưa đầy 48 giờ sau đó, ông Lewis đã có thể ngồi dậy, trò chuyện và sử dụng máy tính xách tay của mình.

Khi các bác sĩ đặt ông nghe lên ngực ông, họ không nghe thấy tiếng đập của tim, thay vào đó là tiếng vù vù ổn định, liên tục giống như tiếng cánh quạt hoạt động của thiết bị này. Nếu kiểm tra bằng máy điện tâm đồ thì kết quả trên màn hình chỉ là một đường thẳng - dấu hiệu của sự ngừng hoạt động hoàn toàn của cơ quan tuần hoàn.

Trước khi áp dụng thiết bị này trên cơ thể người, tiến sĩ Billy Cohn và Bud Frazier đã phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu phát triển ra thiết bị duy trì tuần hoàn máu LVAD và thử nghiệm trên cơ thể của những chú bê.

Hiện tại ông Lewis vẫn sống bình thường mà không cần tim.
 Hiện tại ông Lewis vẫn sống bình thường mà không cần tim.

Họ đã thử nghiệm thiết bị này đầu tiên trên cơ thể của chú bê có tên Abigail. Họ đã tiến hành loại bỏ tim và lắp đắt thiết bị này. Điều kỳ diệu, chú bê Abigail vẫn sống hoàn toàn bình thường và có một sức khoẻ tốt.

Sau đó họ tiếp tục thử nghiệm thiết bị này cho hơn 38 chú bê khác và đều thu được những kết quả đáng mừng. Và ông Lewis là người đầu tiên được thử nghiệm phương pháp này.

Các bác sĩ coi thành công này là một bước tiến đột phá y học, mở ra cơ hội cứu sống cho rất nhiều bệnh nhân tim.

Hiện tại, hàng nghìn bệnh nhân trên thế giới – bao gồm cả cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney – cũng sử dụng thiết bị hỗ trợ tâm thất, nhưng những thiết bị này cũng chỉ hỗ trợ một trái tim đang đập.

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.